Ngộ độc thực phẩm không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng tùy mức độ bị ngộ độc. Hầu hết trường hợp người bệnh có thể tự hồi phục bằng cách thực hiện các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà mà không cần điều trị y tế. Cùng tìm hiểu cụ thể nhé!
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm độc tố do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay virus gây ra. Khi cơ thể nhận thấy có “chất độc” xâm nhập sẽ phản ứng để cố gắng đào thải chúng ra ngoài. Do đó, các triệu chứng mà bạn trải qua khi bị ngộ độc thực phẩm chính là cách để cơ thể tự bảo vệ và phục hồi sức khỏe.
Các dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể biểu hiện từ nhẹ đến rất nặng, tùy theo tác nhân gây ngộ độc hay lượng độc tố mà cơ thể hấp thu. Thời gian bộc lộ triệu chứng cũng khác nhau tùy trường hợp ngộ độc, thường sẽ xuất hiện nhanh chóng trong vòng 1-2 giờ sau khi ăn, uống thực phẩm bị nhiễm độc tố. Tuy nhiên, một số loại ngộ độc cần có thời gian để phát tác, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần mới biểu hiện ra triệu chứng.
Những dấu hiệu, triệu chứng thường thấy nhất khi bị ngộ độc thực phẩm gồm:
- Buồn nôn
- Đau bụng và có cảm giác đau co thắt từng cơn
- Nôn mửa (ói)
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Cảm giác cơ thể yếu ớt.
Một số ít trường hợp, người bị ngộ độc thực phẩm có thể cảm thấy chóng mặt, mờ mắt hoặc ngứa ran cánh tay. Hiếm gặp hơn, ngộ độc nặng đi kèm với suy nhược có khả năng gây khó thở.
Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì? 3 cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà đơn giản
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi và hồi phục dần mà không cần nhập viện điều trị. Các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm trong vòng 48 giờ và bạn có thể thử các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà sau đây để giúp cơ thể dễ chịu hơn, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Cụ thể như sau:
1. Bù nước và chất điện giải
Biến chứng đáng lo ngại và nghiêm trọng nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước. Do đó, việc bù nước và chất điện giải luôn là cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà quan trọng nhất mà bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt để tránh mất nước.
Người lớn khỏe mạnh có thể dễ dàng bổ sung nước và chất điện giải thông qua việc uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, đồ uống thể thao. Với các đối tượng như người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người bị tiêu chảy nặng, nôn mửa nhiều hoặc có triệu chứng mất nước thì nên sử dụng dung dịch bù nước và chất điện giải có thành phần chuyên dụng.
2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng thuốc
Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Trong hầu hết các trường hợp, điều trị bằng thuốc là không cần thiết. Các thuốc trị tiêu chảy thường không được khuyến khích sử dụng khi bị ngộ độc thực phẩm vì có thể kéo dài thời gian mắc bệnh.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để giảm bớt triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Chẳng hạn như, người lớn bị tiêu chảy không ra máu và không sốt có thể dùng loperamid để điều trị tiêu chảy, hoặc dùng bismuth subsalicylate để điều trị chứng khó chịu ở dạ dày.
Nếu bạn bị tiêu chảy ra máu hoặc sốt, dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, đừng dùng thuốc không kê đơn để điều trị tiêu chảy. Hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
3. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và ổn định. Đừng cố ép bản thân, hãy bắt đầu ăn lại sau khi cảm thấy dạ dày đã dễ chịu hơn và có cảm giác đói. Tốt nhất, bạn nên chọn các thực phẩm có vị nhạt, ít béo và dễ tiêu hóa trong thời gian này để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Hãy ngừng ăn nếu bạn cảm thấy đau bụng trở lại.
Sau khi bị ngộ độc, bạn có thể vẫn bị nôn sau khi ăn hoặc chán ăn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cảm giác thèm ăn sẽ trở lại và bạn có thể ăn uống như bình thường dù có khả năng bạn vẫn bị tiêu chảy nhẹ.
4. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà là nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để cơ thể có thời gian hồi phục sức khỏe. Nghỉ học hoặc nghỉ làm cho đến khi cảm thấy khỏe hơn, không bị ốm hoặc không bị tiêu chảy trong ít nhất 2 ngày (48 giờ).
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Dù phần lớn trường hợp ngộ độc thực phẩm không cần phải điều trị và bệnh sẽ tự khỏi khi bạn áp dụng các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà vừa được đề cập ở trên. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu:
- Sốt cao dai dẳng
- Nôn kéo dài hơn 12 giờ
- Tiêu chảy hoặc nôn ra máu
- Đau bụng dữ dội không hết sau khi đi tiêu
- Nước tiểu sẫm màu hoặc tiểu ít
- Tầm nhìn mờ
- Mê sảng hoặc lú lẫn
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
Ngộ độc thực phẩm cũng có xu hướng gây ra biến chứng nghiêm trọng ở một số nhóm đối tượng sau đây nên cần phải chú ý theo dõi và điều trị tích cực:
- Phụ nữ mang thai
- Người cao tuổi
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
- Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh hoặc sử dụng thuốc làm suy giảm miễn dịch
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Việc thực hiện các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp cho phần lớn trường hợp ngộ độc nhẹ và vừa phục hồi sức khỏe nhanh chóng, phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan trước tình trạng này nhé! Cùng làm bài kiểm tra sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa tại đây cùng Bác sĩ Hoa nhé!
[embed-health-tool-bmr]Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.