Chỉ cần thay đổi cách làm chả giò một chút, bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sắc này mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Món chả giò thanh đạm, ít dầu mỡ, nhiều rau củ sẽ phù hợp với người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát chế độ ăn đấy.
Chả giò là món ăn mang đậm bản sắc của ẩm thực Việt vô cùng hấp dẫn nhưng thường có lượng protein và dầu mỡ khá cao nên không “thân thiện” với người mắc bệnh mạn tính. Thế nhưng, chỉ cần biến tấu trong cách làm chả giò một chút là bạn đã có món ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, lành mạnh phù hợp với người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn.
Mách bạn 3 cách làm chả giò truyền thống
Với một chút thay đổi trong nguyên liệu, bạn sẽ có nhiều công thức làm món chả giò giòn rụm, thơm ngon. Bác sĩ Hoa mách bạn 3 cách làm chả giò ai cũng có thể làm được:
1. Cách làm chả giò vị nguyên bản
Cách làm chả giò truyền thống, cơ bản nhất như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200g thịt heo (bạn có thể chọn nạc dăm hoặc thịt vai)
- 200g tôm
- 2 – 3 tai mộc nhĩ khô
- 1 củ khoai môn cỡ vừa
- 1 củ cà rốt
- 50g miến hoặc bún tàu
- 2 quả trứng gà
- Bánh tráng gói chả giò
- Hành
- Tỏi
- Các gia vị thường dùng như tiêu, muối, hạt nêm, nước mắm, ớt, chanh, dầu ăn…
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm mộc nhĩ cho nở rồi cắt chân, rửa sạch và thái nhỏ.
- Ngâm miến hoặc bún Tàu cho đến khi nở rồi cắt khúc nhỏ.
- Rửa sạch thịt heo, thấm khô rồi băm hoặc xay nhỏ.
- Tôm rửa sạch lột bỏ vỏ, bỏ đầu rồi cũng băm nhỏ tương tự thịt heo.
- Cà rốt, khoai môn rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi nhỏ.
Chế biến nhân chả giò
- Trộn đều các nguyên liệu đã sơ chế nói trên.
- Thêm 2 quả trứng vào khuấy đều cho tất cả nguyên liệu hòa trộn với nhau.
- Nêm nếm một lượng vừa phải bột nêm, bột ngọt, tiêu xay và nước mắm.
Cuốn chả giò
- Chuẩn bị một chiếc đĩa, mâm hay thớt bằng phẳng để trải bánh tráng lên.
- Múc nhân để vào giữa bánh tráng.
- Gấp mép hai bên của bánh tráng lại để cố định phần nhân rồi bắt đầu cuốn. Bạn nên tránh cuộn chặt tay vì sẽ làm bánh tráng bị căng có thể bị vỡ khi chiên.
- Nếu loại bánh tráng bạn dùng khá khô thì bạn có thể chuẩn bị một tô nước có pha 1 thìa giấm và 1 thìa đường để nhúng nhanh bánh tráng rồi mới cuốn.
Chiên chả giò
- Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng già rồi cho chả giò vào chiên. Bạn lưu ý chiên lửa nhỏ để chả giò chín đều và dầu không bắn.
- Khi chả giò vàng đều thì gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu để chả giò không bám quá nhiều dầu mỡ.
Thưởng thức
Chả giò thường đi kèm nước mắm chua chua, ngọt ngọt và cay nhẹ vị ớt. Bạn có thể chuẩn bị nước mắm chua ngọt theo tỷ lệ sau:
- 8 muỗng nước lọc
- 5 muỗng nước mắm
- 2 muỗng đường
- 2 muỗng nước cốt canh
- Thêm ớt, tỏi băm nhỏ hoặc có thể cho thêm lá chanh thái chỉ để phần nước chấm thơm hơn
Bạn hãy chuẩn bị một số loại rau như rau xà lách, rau thơm, dưa leo, đồ chua… để ăn kèm chả giò. Các món rau ăn kèm này sẽ giúp món ăn đỡ ngấy và đầy đủ dinh dưỡng hơn.
2. Cách làm chả giò tôm thịt
Công thức làm món chả giò tôm thịt thơm bùi, giòn rụm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 300g thịt heo
- 150g tôm tươi
- 2 – 3 tai mộc nhĩ khô
- 1 củ cà rốt
- 1 củ khoai môn
- Hành lá
- Bún Tàu
- 4 – 5 củ hành tím
- Bánh tráng cuốn chả giò
- Các gia vị thường dùng như tiêu, hành, tỏi, muối, hạt nêm, nước mắm, ớt, chanh, dầu ăn…
Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế thịt heo, tôm, mộc nhĩ tương tự như công thức cách làm chả giò vị nguyên bản ở trên.
- Ngâm bún Tàu với nước cho đến khi mềm rồi cắt khúc.
- Cà rốt và khoai môn rửa sạch, bào vỏ rồi cắt sợi.
- Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng.
- Hành lá rửa sạch rồi thái nhuyễn.
Chế biến nhân, cuốn và chiên chả giò
- Cho tất cả những nguyên liệu đã sơ chế vào tô rồi trộn đều như hướng dẫn trong công thức cách làm chả giò vị nguyên bản ở trên.
- Sau đó, bạn cuốn chả giò rồi chiên cho tới khi chả giò vàng đều.
Thưởng thức
- Chuẩn bị nước mắm để chấm và các loại rau ăn kèm như đã hướng dẫn trong cách làm chả giò vị nguyên bản ở trên.
3. Cách làm chả giò chay
Nếu muốn thưởng thức “phiên bản” chả giò chay, bạn có thể thử công thức sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200g bắp
- 300g củ sắn (củ đậu)
- 100g cà rốt
- 150g đậu xanh cà vỏ
- 100g đậu hũ trắng
- ½ củ khoai môn
- 30g hành boa rô
- 2 – 3 tai mộc nhĩ khô
- 2 muỗng cà phê bột bắp hoặc bột năng
- 1/2 muỗng canh dầu mè
- Bánh tráng cuốn chả giò
- Các gia vị thường dùng như tiêu, muối, hạt nêm chay, nước mắm chay, ớt, chanh, dầu ăn…
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm đậu xanh từ 4 – 6 giờ để đậu xanh nở mềm. Sau đó, vo đậu xanh nhiều lần rồi để ráo. Tiếp theo, hấp đậu xanh trong xửng khoảng 20 phút đến khi chín mềm.
- Gọt vỏ, rửa sạch khoai môn rồi bào sợi mỏng. Sau đó, phơi khoai môn ra nắng khoảng 20 phút để bề mặt sợi khoai hơi khô se lại.
- Gọt vỏ, rửa sạch củ sắn và cà rốt rồi bào sợi mỏng.
- Bắp lột sạch vỏ ngoài rồi tách lấy hạt.
- Mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch rồi cắt sợi nhuyễn.
- Rửa sạch và cắt nhỏ hành boa rô.
Chế biến nhân
Xào rau củ
- Cho đậu hũ vào tô, dằm nát/bóp nhuyễn, rồi cho cà rốt, củ sắn, bắp và mộc nhĩ vừa sơ chế vào, trộn hỗn hợp cho đều.
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu ăn vào phi thơm hành boa rô.
- Khi hành thơm, bạn cho vào phần rau củ vừa trộn vào xào với lửa lớn cùng 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm trong khoảng 2 phút.
Chiên khoai môn
- Tiếp tục cho vào 1 ít dầu ăn vào chảo rồi đợi dầu nóng.
- Khi dầu đã nóng, cho khoai môn bào sợi vào chiên với lửa vừa đến khi sợi khoai hơi cứng lại.
Trộn nhân chả giò
- Cho rau củ xào, khoai môn chiên, đậu xanh hấp, 1/2 muỗng dầu mè, 1 ít muối, 1 muỗng đường, 1 ít tiêu xay vào tô rồi trộn đều.
Cuốn và chiên chả giò
- Bạn cuốn chả giò rồi chiên theo hướng dẫn trong công thức cách làm chả giò ở trên cho tới khi chả giò vàng đều.
Thưởng thức
- Chuẩn bị nước mắm chay để chấm và các loại rau ăn kèm như đã hướng dẫn.
Lưu ý trong cách làm chả giò cho người bệnh mạn tính
Chế độ ăn uống là yếu tố góp phần gây ra nhiều tình trạng bệnh mạn tính như béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường loại 2, hội chứng chuyển hóa, hen suyễn, cơ xương khớp, một số bệnh ung thư…. Để phòng ngừa những bệnh mạn tính này, bạn có thể xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu đã mắc các bệnh mạn tính này, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát bệnh hoặc triệu chứng tốt hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần thay đổi cách chế biến các món ăn quen thuộc, chẳng hạn như cách làm chả giò sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Chả giò là món ăn phổ biến trong ẩm thực Việt Nam nhưng lại thường có nhiều dầu mỡ nên có thể không phù hợp với chế độ ăn của người bệnh mạn tính. Tuy nhiên, bạn có thể biến tấu cách làm chả giò tốt để món ăn này lành mạnh hơn và không ảnh hưởng tới các bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout…
1. Lưu ý về việc sử dụng nguyên liệu trong cách làm chả giò cho người bệnh mạn tính tại nhà
Bạn có thể điều chỉnh cách làm chả giò để phù hợp hơn với người bệnh mãn tính như sau:
Nguyên liệu
- Chọn thịt nạc và lọc bỏ toàn bộ phần mỡ, gân, da
- Tôm, mực, cua phải tươi ngon
- Tăng lượng rau củ và nấm trong phần nhân
- Tăng lượng rau củ, dưa leo, đồ chua ăn kèm
- Giảm lượng gia vị, nhất là dầu ăn, đường, muối, nước mắm.
Cách chế biến
- Hạn chế muối và đường khi nêm nếm. Thay vào đó, bạn có thể ưu tiên các loại gia vị tươi và tự nhiên hơn như hành, tỏi, tiêu… để tăng hương vị cho món ăn.
- Ưu tiên chiên chả giò bằng nồi chiên không dầu để giảm lượng chất béo.
- Có thể sử dụng đậu hũ, các loại đậu, hạt thay thế cho thịt hoặc hải sản; vừa làm phong phú khẩu vị vừa tốt cho những ai thừa Cholesterol và chế độ ăn cần giảm đạm động vật.
Thưởng thức
- Kiểm soát khẩu phần ăn để tránh nạp quá nhiều calo, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
- Tránh chấm chả giò cùng các loại sốt nhiều chất béo như mayonnaise. Bạn có thể chấm chả giò cùng nước mắm chua ngọt, nước tương hay tương ớt.
Chả giò có thể là món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho người mắc bệnh mãn tính nếu bạn chọn nguyên liệu phù hợp, chế biến theo cách thức lành mạnh và có khẩu phần ăn phù hợp. Khi đã biết cách làm chả giò có lượng chất đạm phù hợp, ít dầu mỡ và nhiều rau củ, bạn có thể an tâm thưởng thức món ăn đậm bản sắc ẩm thực Việt Nam này mà không ảnh hưởng sức khỏe đấy.
2. Người bệnh mạn tính nên ăn chả giò như thế nào để vẫn ngon miệng mà không ảnh hưởng sức khỏe?
Để việc ăn chả giò không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn cần tính toán lượng calo cần thiết và chia khẩu phần phù hợp để tránh tình trạng dư thừa calo dẫn đến thừa cân. Cần nhớ rằng tình trạng thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau. Lượng calo từ các nguyên liệu chính làm nên món chả giò thơm ngon có thể khác nhau tùy theo lựa chọn và sở thích của bạn. Tuy nhiên lời khuyên là hãy lựa chọn nguyên liệu thân thiện với tình trạng sức khỏe bạn nhé.
3. Lợi ích sức khỏe khi tự học cách làm chả giò tại nhà
Như vậy, việc tự làm món chả giò thơm ngon tại nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn khi tính toán khẩu phần ăn, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh mạn tính. Những lợi ích này đến từ:
- Kiểm soát nguyên liệu sử dụng vì bạn có thể tự lựa chọn sử dụng thịt nạc và lọc bỏ toàn bộ phần mỡ, gân, da hoặc thay bằng tôm mực để đổi vị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tăng lượng rau củ và nấm trong phần nhân; tăng lượng rau củ, dưa leo, đồ chua ăn kèm đồng thời cắt giảm lượng gia vị bao gồm dầu ăn, đường, muối, nước mắm…
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời dễ dàng tùy chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 80% các bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường; đồng thời 40% các bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và kiểm soát tốt nếu mọi người ăn uống lành mạnh hơn, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện và không hút thuốc lá.
Qua loạt nội dung này, Bác sĩ Hoa mong rằng bạn và người thân có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc và quản lý sức khỏe bản thân và gia đình một cách hiệu quả, tối ưu.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.