Tiêm phòng hen suyễn: Các hướng dẫn về liệu pháp miễn dịch cần biết

Tiêm phòng hen suyễn, là một biện pháp phòng ngừa được sử dụng để giảm nguy cơ mắc hen suyễn hoặc giảm độ nghiêm trọng của bệnh trong trường hợp đã mắc hen suyễn. Bài viết này sẽ liệt kê hướng dẫn về liệu pháp miễn dịch ngăn ngừa hen suyễn.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thiên Ân, chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Tiêm phòng hen suyễn là gì?

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính có thể gây khó thở, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Mặc dù hen suyễn là căn bệnh mãn tính, nhưng bệnh lý này thường do các yếu tố cấp tính gây ra, chẳng hạn như tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Tiêm phòng hen suyễn là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các phương pháp điều trị hen suyễn thuộc lĩnh vực liệu pháp miễn dịch.

Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, khiến cho đường thở bị viêm và thu hẹp lại.

Khi được tiêm một mũi tiêm miễn dịch cho hen suyễn dị ứng, bệnh nhân sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Quá trình này được gọi là liệu pháp miễn dịch dưới da (Subcutaneous Immunotherapy – SCIT). Sau đó, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ bắt đầu sản xuất các kháng thể chống lại chất gây dị ứng này.

Quá trình này không chỉ giúp giảm cường độ và tần suất của các cơn hen suyễn, mà còn giúp ngăn chặn cơ thể bệnh nhân tạo ra phản ứng miễn dịch và gây ra các triệu chứng dị ứng trong tương lai.

Thời gian và tác dụng của quá trình dung nạp các chất gây dị ứng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Mức độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào phản ứng cơ thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của mỗi người.

2. Thời gian tiêm phòng hen suyễn và dị ứng có tác dụng?

Bệnh nhân có thể mất đến một năm để cơ thể thích ứng được với liệu pháp miễn dịch dị ứng. Phản ứng của cơ thể với tiêm miễn dịch được chia thành hai giai đoạn:

2.1 Giai đoạn tăng liều

Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng chất gây dị ứng tăng dần, đều đặn một hoặc hai lần mỗi tuần. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng để cơ thể tạo ra kháng thể đối với các chất gây dị ứng cụ thể.

2.2 Giai đoạn duy trì tiêm phòng hen suyễn

Sau khi đạt được mức độ miễn dịch với một chất gây dị ứng cụ thể, người bệnh cần tiếp tục điều trị để duy trì. Liều lượng của chất gây dị ứng cần thiết trong giai đoạn này phụ thuộc vào phản ứng miễn dịch của mỗi người. Ở giai đoạn này, bệnh nhân không cần phải tiêm thuốc thường xuyên, khoảng 4 đến 6 một lần, nhưng khoảng thời gian chính xác sẽ do bác sĩ quyết định.

3. Tần suất tiêm

Tần suất của liệu pháp tiêm phòng hen suyễn sẽ được bác sĩ xác định, thông thường được thực hiện một hoặc hai lần trong một tuần trong giai đoạn tăng liều và 4 đến 6 tuần một lần trong giai đoạn duy trì.

Khi tiêm phòng hen suyễn, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế.

Người bệnh sẽ phải mất vài tháng để đạt được mức độ duy trì. Điều trị duy trì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Sau đó, cơ thể bệnh nhân có thể đã được khả năng miễn dịch mong muốn đối với các chất gây dị ứng và không còn cần điều trị nữa.

4. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ với các mũi tiêm được dùng trong liệu pháp miễn dịch, bao gồm

  • Đỏ
  • Ngứa
  • Sưng

Trong nhiều trường hợp, sau một mũi tiêm, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu tương tự như phản ứng dị ứng thông thường, như:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Mề đay

Phản ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có thể xuất hiện sau khi tiêm liệu pháp miễn dịch. Bác sĩ thường sẽ theo dõi bệnh nhân trong một thời gian sau khi tiêm. Phản ứng nghiêm trọng phổ biến nhất đối với liệu pháp miễn dịch là sốc phản vệ. Một số triệu chứng của sốc phản vệ có thể bao gồm:

  • Sưng họng
  • Ngực căng tức hoặc đau
  • Khó thở
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chóng mặt

4. Có thuốc tiêm khẩn cấp cho các cơn hen suyễn không?

Ngoài tiêm phòng hen suyễn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc cấp cứu được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn. Các loại thuốc được sử dụng thường sẽ có tác dụng giãn phế quản, mở đường thở bị viêm và giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị hen suyễn bao gồm:

  • Albuterol
  • Levalbuterol
  • Metaproterenol
  • Terbutaline

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn epinephrine được tiêm bằng bút tiêm để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Bút tiêm tự động cung cấp một liều lượng epinephrine chính xác và nhanh chóng vào cơ thể bệnh nhân qua da hoặc cơ. Việc sử dụng epinephrine sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ và giúp bệnh nhân có đủ thời gian để tìm đến hỗ trợ y tế.

Việc sử dụng epinephrine chỉ nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ khi cần thiết.

Tuy nhiên, việc sử dụng epinephrine nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ sử dụng khi cần thiết. Sau khi sử dụng epinephrine, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp và theo dõi sự phản ứng của cơ thể đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh, đặc biệt nếu tình trạng dị ứng diễn biến nhanh và bất ngờ đến mức cần cấp cứu.

Tóm lại, tiêm phòng hen suyễn và dị ứng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị hen suyễn do dị ứng. Liệu pháp này hoạt động bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng cho bệnh nhân theo thời gian, giúp cơ thể làm quen và từ đó, giảm bớt phản ứng dị ứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo