6 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian ngay tại nhà

6 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian ngay tại nhà

Các triệu chứng của viêm phế quản như ho có thể kéo dài nhiều tuần ngay cả sau khi tình trạng viêm nhiễm cấp tính đã qua đi. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn có thể thử các cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian đơn giản, quen thuộc dưới đây!

6 cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

1. Gừng

Đây là một cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh được áp dụng khá phổ biến. Gừng có khả năng kháng viêm, ức chế phản ứng dị ứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, người bệnh có thể thực hiện cách chữa viêm phế quản bằng gừng để nhanh chóng làm thuyên giảm các triệu chứng.

Bạn có thể sử dụng duy nhất gừng theo nhiều cách như nhai sống, uống trà gừng hoặc thêm vào thức ăn để tận dụng được những lợi ích sức khỏe từ loại dược liệu này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử dùng một số bài thuốc phối hợp gừng với những vị thuốc khác để điều trị triệu chứng viêm phế quản.

Cụ thể như sau:

  • Cách 1: Đem sắc 50g gừng tươi và 100g rễ cây chè trong khoảng 200ml nước sôi, nấu trong 10-15 phút thì tắt bếp cho vào lọ. Thêm khoảng 50g mật ong vào thuốc sắc trên, khuấy đều. Dùng uống mỗi ngày 20ml.
  • Cách 2: Tỏi 500g bóc vỏ, nghiền lấy nước. Gừng tươi 500g giã nhỏ. Trộn tất cả với 500g đường trắng để uống đều đặn 2 lần/ngày.
  • Cách 3: Dùng 50g gừng nấu với nước, đến khi sôi thì cho một ít mật ong vào. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Liều lượng khuyên dùng mỗi ngày cho gừng là từ 75 – 2000mg/ngày. Lưu ý, không dùng gừng khi bụng đói vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm đau dạ dày.

2. Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với mật ong

Mật ong cũng được dùng như một vị thuốc quen thuộc trong điều trị các bệnh lý hô hấp, kể cả viêm phế quản. Với thành phần giàu axit amin, vitamin E và các chất chống oxy hóa, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu kích ứng, long đờm, có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng ho. Hơn nữa, đây cũng là vị thuốc bổ phế, nâng cao miễn dịch, tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương phế quản.

Mật ong thường được dùng phối hợp trong các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian để tăng cường hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau:

cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với chanh mật ong

  • Nước chanh ấm mật ong. Pha một ly nước chanh ấm khoảng 100ml và thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất rồi khuấy đều. Dùng uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Lưu ý, bạn nên uống sau ăn khoảng 1 tiếng, tránh uống khi bụng đói sẽ làm tăng tiết axit dạ dày gây cồn ruột, xót ruột. Bạn cũng có thể thái chanh thành từng lát mỏng cho vào chén, thêm mật ong vào rồi đem chưng cách thủy để chắt lấy nước uống khi còn ấm.
  • Mật ong và tỏi. Dùng 1 củ tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, thêm 2 thìa mật ong, trộn đều dùng để ăn trực tiếp hoặc hấp cách thủy để giảm bớt vị hăng của tỏi.
  • Mật ong và giấm táo. Pha 1 cốc giấm táo với 2 cốc nước lọc, thêm 2 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều. Uống hỗn hợp này đều đặn mỗi buổi sáng cho đến khi triệu chứng viêm phế quản khỏi hoàn toàn.
  • Mật ong, quế, gừng và đinh hương. Đun sôi khoảng 500ml nước. Sau đó, cho thêm 1 muỗng gừng tươi băm nhuyễn, 3-4 thanh quế, 2 cái đinh hương vào nấu sôi tiếp trong 5 phút. Lọc lấy nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm.
  • Mật ong, ngó sen và một số nguyên liệu khác. Dùng khoảng 100g ngó sen, mía tươi và củ cải đem ép lấy nước. Thêm vào đó 10ml mật ong và vài lát gừng. Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy rồi chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng khi còn ấm. Bài thuốc này phù hợp cho người bị viêm phế quản mạn tính thể đàm nhiệt.

3. Quế

Quế có tính chống viêm, kháng khuẩn và thường được dùng trong các bài thuốc nam trị viêm phế quản. Cách dùng như sau:

  • Trà quế. Đun 1 thanh quế nhỏ với nước cho đến khi sôi trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, lọc bỏ bã, lấy nước trà quế uống khi còn ấm. Trà quế giúp làm dịu niêm mạc phế quản, giảm sưng và giảm ho.
  • Hít hương quế tự nhiên. Sử dụng tinh dầu quế cho vào máy phun hơi hoặc bát nước sôi để lan tỏa hương quế. Sau đó, hít hương quế tự nhiên trong khoảng 10-15 phút có thể giúp làm thông thoáng phế quản.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần từ quế như siro hay cao xoa để làm giảm triệu chứng viêm phế quản. Tuy nhiên, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với tỏi

cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Hoạt chất này có nhiều trong tỏi tươi và được giải phóng khi thái mỏng hoặc đập dập. Bên cạnh đó, tỏi tươi cũng giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Bạn có thể sử dụng mỗi tỏi tươi hoặc phối hợp thêm nguyên liệu để chữa trị viêm phế quản tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Tỏi tươi. Ăn 2 – 3 củ tỏi hoặc thêm tỏi vào các món ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tỏi – đường đỏ – giấm ăn. Dùng khoảng 500g tỏi bóc võ, giã hoặc xay nhuyễn rồi trộn với 200g đường đỏ, 500g giấm ăn để trong lọ đậy nắp kín. Ngâm trong vòng nửa tháng rồi lấy nước uống. Mỗi lần uống 15 – 20ml, dùng 3 lần/ngày.
  • Sữa tỏi. Dùng khoảng 3 nhánh tỏi đem băm nhỏ, đun sôi với 1 cốc sữa để làm sữa tỏi. Dùng uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả.
Tỏi có khả năng làm loãng máu nên liều dùng khuyến cáo là 4g/ngày. Không dùng tỏi chung với các thuốc có tác dụng làm loãng máu khác. Tỏi cũng gây kích ứng dạ dày nên chú ý không sử dụng khi bụng đói để tránh làm viêm loét dạ dày.

5. Nghệ

Nghệ cũng có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm kích ứng và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Người bệnh viêm phế quản dùng nghệ có thể giúp long đờm, tống xuất chất nhầy ra khỏi đường hô hấp và cải thiện triệu chứng ho.

Cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian sử dụng nghệ như sau:

  • Sữa nghệ. Đun sôi 1 thìa bột nghệ với 1 cốc sữa dùng uống 2-3 lần/ngày.
  • Trà nghệ. Sử dụng nghệ tươi cắt lát, thái nhỏ đem pha trà uống hàng ngày.
  • Nghệ – mật ong. Trộn ½ thìa bột nghệ với 1 thìa cà phê mật ong để tạo thành hỗn hợp dạng sệt, dùng để cải thiện các triệu chứng viêm phế quản.

6. Hành tây

Hành tây có khả năng làm loãng đờm, ngăn chặn sự tích tụ của chất nhầy trong phế quản. Bạn có thể sử dụng hành tây là cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian tại nhà như sau:

cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian với hành tây

  • Ăn sống. Bạn cắt nhỏ hành tây rồi ăn sống vào buổi sáng khi bụng đói hoặc dùng hành tây trộn salad để ăn hàng ngày.
  • Nước ép hành tây. Viêm phế quản uống gì hết? Uống 1 ly nước ép hành tây trước khi ăn sáng cũng có tác dụng giảm bớt triệu chứng viêm phế quản.

Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Viêm phế quản thường do virus gây ra, do đó, các cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh sẽ có hiệu quả. Bạn có thể thử áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm phế quản tại nhà nhưng vẫn cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn, hiệu quả:

  • Sử dụng thuốc nam hay các vị thuốc dân gian trị viêm phế quản thường dùng ở người lớn. Trẻ em không nên áp dụng các cách điều trị này nếu không được tư vấn từ bác sĩ.
  • Không sử dụng các bài thuốc trên cho những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong đó hoặc người có cơ địa dị ứng.
  • Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn đông máu… cần thận trọng khi muốn sử dụng thuốc nam. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mới, hãy ngưng sử dụng các bài thuốc dân gian và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Nói chung, việc chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian hầu như là phương pháp tự nhiên dựa trên kinh nghiệm được truyền lại từ ông bà xưa, chưa có nhiều bằng chứng khoa học xác minh tính hiệu quả. Phương pháp điều trị này không thay thế hoàn toàn cho chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn chỉ nên dùng để hỗ trợ thêm nhằm giảm nhẹ triệu chứng với sự tư vấn từ bác sĩ.

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo