Các cây thuốc nam chữa bệnh tim đập nhanh

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của đông y thì các bệnh về tim mạch cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam, thuốc đông y. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về các cây thuốc nam trị bệnh tim mạch.

1. Tim đập nhanh là triệu chứng của bệnh gì?

Theo các dấu hiệu sinh lý bình thường, nhịp tim của người bình thường cũng sẽ có lúc đập nhanh tùy theo hoàn cảnh. Nhịp tim có thể đập nhanh khi đang xem phim kinh dị, đi xe tốc độ cao hoặc đang trong hoàn cảnh hồi hộp.

Với người bị các bệnh lý tim mạch, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tim mạch như:

  • Bệnh tim mạch bẩm sinh
  • Hở van tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh huyết áp thấp, cao huyết áp.

Thông thường, người bệnh sẽ tìm đến các loại thuốc tây điều trị tim mạch và huyết áp, tuy nhiên thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều đến gan và thận khi sử dụng trong thời gian dài. Do đó, ngày nay thì các cây thuốc nam chữa bệnh tim mạch được tin dùng trong cách phương pháp chữa bệnh tim đập nhanh, loạn nhịp tim,…

2. Các cây thuốc nam chữa bệnh tim mạch

Cây Đan Sâm

Đan sâm hay còn có tên gọi là Radix Salviae Milliurrhizae, là một trong những loại cây có vị thuốc ở phần rễ. Cây đan sâm có chiều cao từ 30-80cm và ở Việt Nam đã gây giống loài này ở Tam Đảo. Rễ cây đan sâm phơi khô hay sấy khô dùng làm vị thuốc.

Vị thuốc Đan sâm có tác dụng hoạt huyết bổ huyết, dùng chữa bệnh co thắt động mạch vành và di chứng tai biến mạch máu não, cây Đan Sâm cũng là một trong các cây thuốc nam chữa bệnh nhịp tim nhanh.

Cây Tam Thất

Cây Tam Thất hay còn gọi là Radix Pseudo Ginseng. Ở Việt Nam, cây Tam thất được trồng ở Đồng Văn, Hà Giang, Lào Cai, Cao bằng. Tam thất thường sống ở vùng núi cao và cũng được thu hoạch rễ để phơi khô dùng làm thuốc. Trong y học cổ truyền, cây Tam thất có tác dụng tiêu các cục huyết ứ, bổ huyết, là một cây thuốc nam chữa bệnh nhịp tim nhanh như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên.

Cây dừa cạn

Dừa cạn có tên gọi quốc tế là Vinca rosea, cây là cây có độ cao 40cm-80cm, thuộc họ Trúc đào, mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới, ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm. Cây dừa cạn được thu hoạch lá và rễ để làm thuốc. Cây dừa cạn là một trong những cây thuốc nam trị bệnh tim mạch bằng cách dùng để sắc thuốc uống, chữa cao huyết áp và cũng có tác dụng lợi tiểu.

Cây Dâm bụt

Cây Dâm bụt hay còn gọi là cây bông bụt là một trong những bài thuốc đông y được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Theo các tài liệu y học cổ truyền thi cây Dâm bụt có vị nhạt, tính bình, có tác dụng an thần và nhuận tràng. Công dụng chính của chiết xuất từ cây Dâm bụt là kiểm soát huyết áp, một trong các nguyên nhân khiến tim đập nhanh.

Cây Hoàng Đằng

Hoàng Đằng là một trong các cây thuốc nam chữa bệnh tim được các thầy thuốc đông y áp dụng nhất tại Việt Nam. Với hoạt chất chính là berberin, izoquinolein, palmatin, columbamin, cây Hoàng Đằng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của xơ vữa động mạch, giúp giảm chất béo triglyceride trong gan của người bệnh, góp phần giảm cholesterol máu hiệu quả. Đồng thời cũng giúp kích thích sự co bóp, hoạt động của tim.

Để đảm bảo hiệu quả khi dùng các cây thuốc nam chữa bệnh tim trên đây, người bệnh phải được sự đồng ý của các thầy thuốc và tuân thủ quy trình sắc thuốc, sử dụng thuốc. Nên điều trị kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả trong việc kiểm soát và điều hòa nhịp tim

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo