Số thứ tự răng là ký hiệu được các nha sĩ sử dụng thường xuyên để dễ dàng xác định chính xác chiếc răng và đánh giá tình trạng thực tế khi điều trị bệnh răng miệng. Trong số 32 chiếc răng của người trưởng thành thì răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Vậy phải làm gì nếu bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng này? Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Răng số 7 có tự mọc lần nữa không?
Tất tần tật những thắc mắc liên quan đến việc nhổ răng số 7 sẽ được Bác sĩ Hoa giải đáp chi tiết qua bài viết bên dưới. Mời bạn cùng theo dõi!
Răng số 7 là răng nào? Nhổ răng số 7 gây ra những ảnh hưởng gì?
1. Răng số 7 là răng nào?
Mỗi hàm trưởng thành sẽ được đánh số răng từ 1 đến 8, tính từ phía răng cửa đi vào bên trong và việc đánh số này sẽ tương tự cho cả hàm trên lẫn hàm dưới. Theo đó, răng số 7 sẽ là chiếc răng ở vị trí thứ 7, với tổng cộng bốn chiếc gồm hai chiếc đối xứng hàm trên và hai chiếc hàm dưới.
Theo như các tài liệu về nha khoa, răng số 7 ở người trưởng thành có kích thước lớn và bắt đầu mọc trong độ tuổi dậy thì, khoảng từ 12 đến 13 tuổi. Nhiệm vụ của chiếc răng này là duy trì khung hàm cân đối và hỗ trợ hoạt động nhai nghiền thức ăn, trước khi chuyển chúng đến dạ dày.
2. Nhổ răng số 7 gây ra những ảnh hưởng gì?
Điểm đặc biệt ở răng số 7 là số chân răng không đồng đều, với răng hàm trên có ba chân, còn răng hàm dưới chỉ có hai chân. Điều này giúp cấu trúc răng vững chắc, thức ăn được nhai nghiền nhanh chóng và hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Hơn nữa, chiếc răng này chỉ mọc duy nhất một lần và không mọc lại, nên khi gặp vấn đề phải nhổ bỏ thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như:
- Hoạt động tiêu hóa sẽ gặp khó khăn, do khả năng nghiền nát thức ăn bị giảm sút rất nhiều.
- Má hóp cũng là một trong những ảnh hưởng khi nhổ răng số 7. Tình trạng này khiến gương mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn và làm bạn trông già đi.
- Cung hàm dễ bị lệch, vì răng bị nhổ sẽ tạo khoảng trống và tăng nguy cơ các răng bên cạnh bị xô lệch khi phải đảm nhận phần việc của răng số 7 trong lúc nhai thức ăn.
- Mất răng số 7 sẽ khiến cung hàm bị mất cân đối do thiếu trụ đỡ, từ đó gia tăng áp lực lên quai hàm, nhất là khi ăn. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra các vấn đề khác về răng miệng như đau cơ hàm, sưng nướu, tiêu xương ổ răng…
Có thể bạn quan tâm
Răng số 7 bị nhổ trong trường hợp nào? Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
1. Răng số 7 bị nhổ trong trường hợp nào?
Mặc dù gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe khỏe miệng tổng thể nhưng răng số 7 vẫn được cân nhắc loại bỏ khi xuất hiện các tình trạng sau:
- Sâu răng nặng dẫn đến tình trạng không có đủ mô răng khỏe mạnh để có thể phục hồi dưới bất kỳ hình thức nào.
- Vùng răng số 7 bị viêm nha chu, viêm chóp hoặc viêm xương, nhưng không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội nha.
- Thân răng số 7 bị gãy do sâu răng hoặc chấn thương, nhưng vẫn còn chân răng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây đau đớn. Khi đó, nhổ răng và lấy hoàn toàn chân răng ra ngoài là giải pháp duy nhất được lựa chọn.
- Răng số 7 bị sưng nướu, viêm tủy răng và xuất hiện các triệu chứng tiêu xương hàm.
- Răng có liên quan đến bệnh lý như u nang hàm hoặc khối u ác tính và có thể được chỉ định nhổ bỏ.
- Một số trường hợp xạ trị do ung thư sẽ được yêu cầu đánh giá nha khoa trước khi thực hiện, nhằm xác định những chiếc răng có tiên lượng xấu hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng trong tương lai gần. Khi đó, nhổ răng là chỉ định cần thiết, vì chiếu xạ có thể gia tăng nguy cơ xương hàm bị hoại tử.
2. Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Các chuyên gia đánh giá rằng, việc nhổ răng số 7 khá lành tính và ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác việc “nhổ răng số 7 có nguy hiểm không” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Tay nghề của nha sĩ: Răng số 7 là răng hàm, nhiều chân nên cắm rất sâu và nhiều dây thần kinh. Điều này đòi hỏi kỹ thuật của người nhổ phải tốt, nhằm hạn chế tổn thương và không gây viêm nhiễm đến những vùng xung quanh.
- Dụng cụ y tế: Các dụng cụ nhổ răng cần được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng trước khi tiến hành nhổ, vì dụng cụ không sạch cũng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm có cơ hội tấn công sức khỏe răng miệng.
- Mức độ tổn thương: Các trường hợp sâu răng thường sẽ có độ khó thấp hơn các tình trạng nhổ răng do bệnh lý, do viêm tủy hoặc do tiêu xương hàm…
- Sức khỏe của người bệnh: Một số bệnh lý như tim mạch, động kinh, suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử tăng huyết áp… là những nguy cơ gia tăng mức độ nguy hiểm khi nhổ răng.
- Dị ứng thuốc: Một số thuốc như thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu đều có nguy cơ cao khiến quá trình nhổ răng không thể diễn ra.
Bí quyết chăm sóc răng miệng giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng
Từ những thông tin trên cho thấy, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là điều cần thiết và cấp bách, vì có thể giúp ngăn chặn nhiều vấn đề về sức khỏe cho răng miệng nói chung, bảo vệ răng số 7 nói riêng.
Dưới đây là một số hướng dẫn vệ sinh răng miệng để giữ cho hàm răng của bạn luôn khỏe mạnh, gồm:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày: Việc này giúp “quét” sạch các mảnh vụ thức ăn, mảng bám và vi khuẩn ở kẽ răng, đường viền nướu, ngăn ngừa sâu răng và viêm nhiễm nha khoa. Bạn nên sử dụng kem đánh răng có fluoride và bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu hoặc hư hại men răng.
- Làm sạch kẽ răng một lần mỗi ngày: Thay vì dùng tăm, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng thức ăn và mảnh vụn lớn ở kẽ răng, tránh thức ăn tích tụ gây viêm, dẫn đến sưng tấy, đau nhức.
- Chải lưỡi thường xuyên: Lưỡi cũng là lưới chứa vi khuẩn trong khoang miệng nên hãy cạo lưỡi thường xuyên để loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây sâu răng.
- Khám răng định kỳ: Đây là điều cần thiết để có sức khỏe răng miệng tốt, một số tình trạng sâu răng hoặc bệnh về nướu răng rất khó phát hiện bằng mắt thường vì ít biểu hiện ra bên ngoài ở giai đoạn đầu. Do đó, theo các chuyên gia, bạn nên khám răng định kỳ mỗi sáu tháng.
Tóm lại, việc nhổ răng số 7 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chỉ cần bạn chăm sóc răng miệng tốt và giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây sâu răng thì răng số 7 vẫn “an toàn”. Do đó, bạn không phải băn khoăn về việc có nên nhổ răng số 7 hay không. Và Bác sĩ Hoa hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.
[embed-health-tool-bmi]Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.