1 tháng có kinh 3 lần có phải là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không?

1 tháng có kinh 3 lần có phải là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của lần hành kinh này tới ngày đầu tiên của lần hành kinh kế tiếp, dao động từ 21- 35 ngày sẽ diễn ra một lần hành kinh. Tuy nhiên, một số nguyên nhân tác động đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần hoặc kéo dài thời gian hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc có những bất thường cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe phụ nữ đang gặp vấn đề. Nội dung bài viết sẽ đề cập đến tình trạng kinh nguyệt xảy ra nhiều hơn một lần trong tháng chứ không chỉ đề cập riêng tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần.

1. Nguyên nhân vì sao 1 tháng có kinh 3 lần?

Tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần nếu chỉ mới diễn ra lần đầu thì nguyên nhân có thể là do sự thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm hoặc tăng cân đột ngột hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể…

Tuy nhiên, nếu tình trạng đã diễn ra nhiều hơn một lần hoặc là lần đầu nhưng kèm theo các triệu chứng như máu kinh nguyệt vón cục, có mùi hôi, bị loãng… thì rất có thể có liên quan đến các vấn đề sức khỏe cần lưu ý.

Để bạn hiểu rõ hơn, nội dung dưới đây sẽ diễn giải chi tiết về từng nguyên nhân có thể có liên quan đến tình trạng của bạn:

1.1 Tuổi dậy thì

Theo Tạp chí sức khỏe – Nemours TeensHealth, tuổi dậy thì là giai đoạn có sự dao động hormone nội tiết tố đáng kể. Ở độ tuổi này, các bé gái có thể có kinh nguyệt nhiều hơn 1 lần mỗi tháng, hoặc cũng có thể là vài tháng mới có một lần. Tuy nhiên, càng trưởng thành chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn, vì cơ thể sẽ dần thích nghi một cách tự nhiên.

1.2 Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh, còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Tùy từng người mà giai đoạn này có thể bắt đầu ở các độ tuổi khác nhau. Dấu hiệu điển hình nhất của tiền mãn kinh là kinh nguyệt không đều. Điều này bao gồm chu kỳ ngắn hơn (như có kinh nhiều hơn một lần mỗi tháng) hoặc dài hơn, cũng như chảy máu nặng hơn (cường kinh) hoặc nhẹ hơn trong những ngày hành kinh.

Nếu bạn là phụ nữ trung niên và muốn tìm hiểu về độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ, bạn có thể đọc thêm bài viết ‘Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh’.

1.3 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố buồng trứng, khiến cho hàm lượng nội tiết tố androgen tăng lên đáng kể. Người mắc buồng trứng đa nang sẽ đối mặt với các nguy cơ bao gồm:

  • Suy giảm khả năng sinh sản
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc kéo dài
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác.
1 tháng có kinh 3 lần
Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gặp triệu chứng 1 tháng có kinh 3 lần – Ảnh minh họa

1.3 Viêm nội mạc tử cung

Một trong những triệu chứng của viêm nội mạc tử cung là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt diễn ra nhiều hơn một lần trong tháng. Do đó, bệnh lý viêm nội mạc tử cung có thể gây ra tình trạng có kinh 1 tháng 3 lần hay còn gọi là chảy máu âm đạo bất thường.

1.4 Lạc nội mạc tử cung

Tương tự như những bệnh lý phụ khoa khác, lạc nội mạc tử cung cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh. Điều này khiến chị em tưởng chừng lượng máu này là do máu của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, tình trạng lạc nội mạc tử cung khiến các mô lạc nội mạc bao quanh bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến phụ nữ khó mang thai.

1.5 Polyp tử cung

Polyp cổ tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung (cervical polyp) là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Một số giả thuyết cho rằng, nguyên nhân gây polyp tử cung là do tăng nồng độ estrogen; viêm cổ tử cung, âm đạo hoặc tử cung; tắc mạch máu vùng gần cổ tử cung. Một trong những biểu hiện của bệnh lý này là rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh.

1.6 U xơ tử cung

U xơ tử cung (Uterine fibroids) thường là khối u lành tính và thường xảy ra ở trên hoặc bên trong thành tử cung. Đây là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ từ 35 – 50 tuổi, đôi khi cũng xảy ra ở những phụ nữ trẻ tuổi hơn.

Những triệu chứng thường gặp khi mắc u xơ tử cung bao gồm:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Đau khi quan hệ
  • Cảm giác căng tức ở vùng chậu
  • Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều máu)
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tiểu không hết do áp lực của u xơ tử cung lên bàng quang.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể khiến phụ nữ gặp phải tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần bao gồm:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Dấu hiệu mang thai tháng đầu
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sau khi sảy thai.
Nội dung bài viết không mang ý nghĩa chẩn đoán và cũng không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu.

2. 1 tháng có kinh 3 lần có sao không?

Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 1 tháng có kinh 3 lần khiến chị em bị mất máu nhiều, gây thiếu máu, căng thẳng vì lo lắng cho sức khỏe.

3. Cách xử lý khi gặp tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần

Thông thường, khi gặp phải tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một trong các cách sau:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường là do nhiễm trùng.
  • Liệu pháp hormone: Thường được sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.
  • Thuốc loại bỏ u xơ: Những loại thuốc này làm thu nhỏ kích thước của u xơ tử cung và kiểm soát chảy máu nặng, nhưng sẽ khiến mất kinh tạm thời.
Khi gặp phải tình trạng 1 tháng có kinh 3 lần, bạn không nên tự ý điều trị hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân.
1 tháng có kinh 3 lần
Bạn nên gặp bác sĩ khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường, không ổn định, nhất là khi bị rong kinh hoặc chậm kinh nhiều tháng.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Phân biệt chảy máu âm đạo và chảy máu do kinh nguyệt?

Thông thường, khi thấy máu xuất hiện từ âm đạo, có người sẽ tưởng đó là máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, máu xuất hiện từ âm đạo cũng có thể là do bệnh lý chứ không chỉ là máu từ chu kỳ kinh nguyệt.

  • Máu kinh nguyệt (period): Xuất hiện theo chu kỳ, ít khi xuất hiện đột ngột và thường có thể dự đoán được.
  • Máu từ âm đạo do bệnh lý tại cổ tử cung hoặc âm đạo (spotting): Máu xuất hiện ngẫu nhiên, không theo chu kỳ.

5.2 Tại sao kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng?

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng thường là do: Sự mất cân bằng hormone nội tiết tố, polyp tử cung, u xơ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung hoặc các bệnh lý phụ khoa khác.

5.3 Như thế nào là bị rong kinh?

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. Rong kinh hoặc rong huyết có biểu hiện điển hình là kinh nguyệt ra nhiều, khiến bạn cần thay băng vệ sinh liên tục. Thậm chí kinh nguyệt vẫn ra nhiều vào ban đêm.

5.4 1 tháng có kinh 3 lần có phải là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không?

1 tháng có kinh 2 lần hay 3 lần có thể được chẩn đoán là rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều (irregular periods).

Theo Cleveland Clinic, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động từ 21 – 35 ngày, nếu chu kỳ kinh nguyệt ít hơn hoặc nhiều hơn con số này tức là chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra không đều.

1 tháng có kinh 3 lần

6. Kết luận

Về mặt y khoa, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày sẽ gọi là chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Do đó, tình trạng 1 tháng có kinh 2 – 3 lần hoặc không diễn ra theo tiến trình tự nhiên thì khả năng cao là chu kỳ kinh nguyệt của bạn gặp vấn đề.

Tóm lại, khi gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, bạn không nên ngó lơ tình trạng, thay vào đó bạn hãy chủ động đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo