MCV là một chỉ số quen thuộc trong xét nghiệm máu. Con số này sẽ gợi ý nhiều thông tin về sức khỏe mà bạn cần lưu tâm. Vậy, MCV trong xét nghiệm máu là gì, kết quả bất thường có thể cảnh báo điều gì? Mời bạn cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Tìm hiểu chung về MCV trong xét nghiệm máu
1.1 MCV trong xét nghiệm máu là gì?
MCV trong xét nghiệm máu là chỉ số đo thể tích trung bình của hồng cầu.
Hồng cầu mang oxy từ phổi đến mọi tế bào trong cơ thể. Các tế bào cần oxy để phát triển, sản sinh và khỏe mạnh. Nếu tế bào hồng cầu quá nhỏ hoặc quá lớn, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn máu chẳng hạn như thiếu máu, thiếu một số loại vitamin hoặc các tình trạng bệnh lý khác.
1.2 Những trường hợp cần biết chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu MCV thường là một phần của xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán hoặc theo dõi một số rối loạn về máu. Chỉ số MCV có thể giúp chẩn đoán loại thiếu máu mà bạn mắc phải.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bao gồm xét nghiệm MCV trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm nếu mắc bệnh lý mạn tính nào đó có nguy cơ dẫn đến thiếu máu hoặc khi có các triệu chứng thiếu máu như:
- Hụt hơi
- Sức yếu hoặc mệt mỏi
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Rối loạn nhịp tim.
2. Thận trọng/ Cảnh báo sau khi xét nghiệm chỉ số MCV
Những điều bạn cần biết trước khi đo MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Bạn cần được lấy máu làm xét nghiệm để đo chỉ số MCV. Quy trình này thường an toàn và có rất ít rủi ro. Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím ở chỗ kim đâm vào nhưng hầu hết các triệu chứng đều biến mất nhanh chóng.
3. Quy trình xét nghiệm MCV trong máu
3.1 Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi làm xét nghiệm?
Xét nghiệm máu đo chỉ số MCV không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu cần đo thêm các chỉ số khác trong máu, bạn có thể phải nhịn ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ dặn dò trước.
3.2 Quy trình đo chỉ số MCV trong máu diễn ra như thế nào?
Bạn sẽ được ngồi trên ghế để lấy máu. Nhân viên y tế sát trùng điểm lấy máu ở tĩnh mạch trên cánh tay (ở mặt trong của khuỷu tay) bằng bông tẩm cồn. Kế tiếp, họ buộc một sợi dây cao su ở bắp tay trên để quan sát được tĩnh mạch dễ hơn. Họ đưa kim tiêm nhỏ chèn vào tĩnh mạch và rút ra một lượng nhỏ máu, bỏ vào ống nghiệm hoặc lọ. Bạn có thể cảm thấy hơi nhức khi kim đâm vào và rút ra.
Quy trình lấy máu rất nhanh, thường không đến 5 phút.
Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. MCV trong xét nghiệm máu là gì sẽ được đếm bằng máy tự động dựa trên số lượng hồng cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
Người làm xét nghiệm cũng sẽ quan sát mẫu máu dưới kính hiển vi và ghi lại các thông tin khác về tế bào máu.
3.3 Điều gì xảy ra sau khi làm xét nghiệm?
Nhân viên y tế sẽ đặt một miếng bông và dán băng keo y tế lên chỗ tiêm để cầm máu. Nếu không bị choáng váng hay chóng mặt, bạn có thể rời khỏi phòng xét nghiệm ngay lúc đó và đợi kết quả. Còn nếu có dấu hiệu xây xẩm mặt mày, nhân viên y tế sẽ giữ bạn lại để theo dõi cho đến khi triệu chứng mất đi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về MCV trong xét nghiệm máu là gì và quy trình thực hiện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Kết quả chỉ số MCV
4.1 Ý nghĩa của chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Kết quả công thức máu toàn bộ (CBC), bao gồm chỉ số MCV được trả vào cùng ngày lấy máu.
Chỉ làm mỗi xét nghiệm MCV không thể chẩn đoán bất kỳ bệnh lý nào. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả chỉ số MCV cùng với các kết quả xét nghiệm khác và tiền sử bệnh để đưa ra chẩn đoán.
Con số bình thường của MCV trong xét nghiệm máu là gì?
Giá trị xét nghiệm máu MCV bình thường dao động trong khoảng 80 – 100 femtoliter (fL).
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu thấp hơn bình thường
Kích thước tế bào hồng cầu nhỏ hơn bình thường (MCV 80 fL) có thể là dấu hiệu của:
- Một số loại bệnh thiếu máu, phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt
- Thalassemia – bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh hiếm gặp.
MCV cao trong xét nghiệm máu là bệnh gì?
Nếu kết quả cho thấy tế bào hồng cầu lớn hơn bình thường (MCV > 100 fL) có thể là dấu hiệu của:
- Thiếu máu ác tính, có thể do:
- Thiếu vitamin B12
- Một số bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vitamin B12 của cơ thể, chẳng hạn như một số bệnh tự miễn, bệnh celiac hoặc bệnh Crohn.
- Thiếu máu do thiếu axit folic
- Rối loạn chức năng tủy xương, chẳng hạn như hội chứng rối loạn sinh tủy
- Bệnh gan.
Dù vậy, kể cả khi mức MCV không nằm trong giới hạn bình thường thì cũng chưa chắc là bạn có vấn đề y tế cần được điều trị. Kết quả xét nghiệm này còn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, mức độ hoạt động, thuốc men, chu kỳ kinh nguyệt, hóa trị ung thư,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thiếu máu dù chỉ số MCV trong xét nghiệm máu bình thường. Điều này xảy ra nếu thiếu máu do các tình trạng bệnh lý như:
- Mất máu đột ngột
- Suy thận
- Thiếu máu bất sản (ít gặp).
Trên đây là thông tin về chỉ số MCV trong xét nghiệm máu là gì, quy trình thực hiện và ý nghĩa kết quả. Giới hạn về chỉ số bình thường của mỗi phòng khám, bệnh viện có thể khác nhau đôi chút. Bạn nên thảo luận với bác sĩ khám trực tiếp về kết quả mà mình nhận được để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.