Củ dền là một loại rau ăn củ rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Loại củ màu đỏ tía này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, bạn cũng nên biết củ dền đỏ kỵ với gì để vừa phát huy tối đa lợi ích của loại thực phẩm này vừa tránh được các rủi ro nguy hại cho sức khỏe.
Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề củ dền đỏ kỵ gì và có tác dụng gì cho sức khỏe thì hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ Hoa trong bài viết này nhé.
1. Tìm hiểu về củ dền đỏ
Củ dền hay còn gọi là củ cải đường có màu đỏ thẫm hoặc tím than và vỏ ngoài trơn láng hoặc hơi xù xì. Khi cắt ngang củ dền thì sẽ thấy có nhiều vòng tròn đồng tâm có màu nhạt, đậm khác nhau. Theo Đông y, củ dền vị ngọt, hơi đắng, tính hàn nên được xem là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh lý.
2. Chất dinh dưỡng trong 100g củ dền
Trước khi tìm hiểu củ dền đỏ kỵ với gì, hãy cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu trong 100g củ dền có chứa các chất dinh dưỡng nào. Dưới đây là nguồn dinh dưỡng từ củ dền:
- Nước: 91g
- Năng lượng: 22kcal
- Protein: 2.2g
- Chất béo: 0.13g
- Carbohydrate: 4.33g
- Chất xơ: 3.7g
- Đường: 0.5g
- Canxi: 117mg
- Sắt: 2.57mg
- Magie: 70mg
- Phốt-pho: 41mg
- Kali: 762mg
- Natri: 226mg
- Kẽm: 0.38mg
- Đồng: 0.191mg
- Mangan: 0.391mg
- Selen: 0.9µg
- Vitamin C: 30mg
- Vitamin B1: 0.1mg
- Vitamin B2: 0.22mg
- Vitamin B3: 0.4mg
- Vitamin B5: 0.25mg
- Vitamin B6: 0.106mg
- Folate: 15µg
- Choline: 0.4mg
- Vitamin A: 316µg
- Carotene: 3790µg
- Vitamin E: 1.5mg
- Vitamin K: 400µg
3. Củ dền đỏ kỵ với gì?
Củ dền đỏ kỵ với gì? Bạn không nên kết hợp củ dền đỏ với sữa và nhóm thực phẩm giàu oxalat (axit oxalic) như rau cải xanh, sô cô la, trà xanh, đậu và rượu vang đỏ. Ngoài ra, củ dền đỏ cũng là “khắc tinh” của trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và người có bệnh sỏi thận, có vấn đề về tiêu hóa, tiết niệu…
3.1. Củ dền đỏ kỵ sữa
Củ dền đỏ kỵ với gì bạn biết chưa? Củ dền đỏ kỵ kết hợp với sữa và các sản phẩm từ sữa. Có nhiều bố mẹ thường dùng nước hầm củ dền đỏ để pha sữa cho trẻ uống hoặc nấu bột giúp bổ máu. Tuy nhiên, sự kết hợp này lại là một điều rất nguy hiểm, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 4-5 tháng tuổi.
Bởi vì, trong củ dền đỏ có chứa nitrat khi kết hợp với sữa có thể gây ra tình trạng ngộ độc dẫn đến hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb). Khi bị ngộ độc nạn nhân thường có các biểu hiện như da xanh tím. Nếu nạn nhân bị ngộ độc nitrat không được cấp cứu kịp thời có thể bị tử vong.
3.2. Củ dền đỏ không “hợp gu” với các thực phẩm giàu oxalat
Các thực phẩm giàu oxalat (axit oxalic) như rau cải xanh, sô-cô-la, trà xanh, đậu và rượu vang đỏ đều có chứa chất oxalat như củ dền. Khi có nhiều thực phẩm giàu oxalat kết hợp với nhau sẽ gây ức chế làm chậm quá trình hấp thu canxi và các khoáng chất.
Khi bạn kết hợp củ dền đỏ với các thực phẩm giàu oxalate có thể khiến cơ thể thiếu hụt một lượng khoáng chất đáng kể. Vì vậy củ dền đỏ kỵ với gì? Khi ăn củ dền đỏ bạn nên tránh xa các thực phẩm giàu oxalate ra nhé.
3.3. Củ dền đỏ còn kỵ với một số đối tượng
Củ dền đỏ kỵ với gì? Nếu thuộc một trong các đối tượng hay đang mắc một trong số các vấn đề sau thì không nên ăn củ dền đỏ:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là sữa. Nếu bạn kết hợp sữa với củ dền đỏ có thể dẫn đến ngộ độc nitrat gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Những người dị ứng với các chất dinh dưỡng có trong củ dền: Sau khi ăn củ dền nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu phát ban, nổi mề đay, ngứa và thậm chí ớn lạnh và sốt thì không nên dùng thực phẩm này nữa.
- Bệnh nhân bị tụt huyết áp: Củ dền đỏ có thể giúp giảm huyết áp và tăng hình thành oxit nitric trong máu. Nếu bạn bị tụt huyết áp thì không nên ăn củ dền đỏ để tránh dẫn đến nguy cơ chóng mặt và té ngã nguy hiểm.
- Bệnh nhân sỏi thận hoặc tiền sử bị sỏi thận: Trong củ dền đỏ có hàm lượng chất oxalate có thể gây ức chế quá trình hấp thu các khoáng chất. Điều này cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây tái phát hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người có vấn đề về tiêu hóa: Củ dền có chứa FODMAP ở dạng fructans. Đây là loại carbs chuỗi ngắn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, FODMAP cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở những người nhạy cảm, chẳng hạn như bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Bệnh nhân có vấn đề về đường tiết niệu: Ăn củ cải đường cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Điều này là một biểu hiện bình thường nhưng trong một số trường hợp có thể bị nhầm lẫn với trường hợp tình trạng tiểu ra máu. Do đó, bệnh nhân có vấn đề về đường tiết niệu không nên ăn thực phẩm này để tránh gây nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
4. Lợi ích của củ dền đỏ mang đến cho sức khỏe
Bên cạnh việc quan tâm về vấn đề củ dền đỏ kỵ với gì thì nhiều người cũng tìm hiểu củ dền đỏ có tác dụng gì? Nếu biết cách sử dụng thì thực phẩm này có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những tác dụng của củ dền đỏ mang đến:
- Giảm viêm: Củ dền chứa các sắc tố betalain có đặc tính chống viêm. Điều này có thể hỗ trợ điều trị cho một số tình trạng viêm mãn tính liên quan đến béo phì, bệnh tim, bệnh gan, xương khớp và ung thư.
- Hạ huyết áp:Huyết áp cao có thể tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Nếu bạn bị cao huyết áp thì có thể ăn củ dền đỏ để giúp hạ huyết áp và tăng hình thành oxit nitric để mạch máu giãn nở dẻo dai hơn.
- Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Chất xơ trong củ dền có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bệnh viêm ruột (IBS) và viêm túi thừa. Hơn nữa, chất xơ còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư ruột kết, bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.
- Tốt cho não bộ: Nitrat trong củ dền có thể cải thiện chức năng não bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của mạch máu và làm tăng lưu lượng máu đến não. Củ dền đã được chứng minh là cải thiện lưu lượng máu đến thùy trán của não nơi liên quan đến sự tư duy ở cấp độ cao như ra quyết định và ghi nhớ.
- Ngăn ngừa ung thư: Củ dền có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư như betaine, axit ferulic, rutin, kaempferol và axit axetic. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn cho vấn đề này. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện có đã chỉ ra rằng, chiết xuất củ dền có thể làm chậm sự phân chia và phát triển của tế bào ung thư.
- Tăng sức bền khi tập thể dục: Chất nitrat làm giảm việc sử dụng oxy trong quá trình tập thể dục bằng cách ảnh hưởng đến hiệu quả của ty thể, cơ quan tế bào chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng. Việc uống nước ép củ dền có thể giúp cải thiện hiệu suất chạy và đạp xe, tăng sức chịu đựng, bổ sung oxy và tăng sức bền khi luyện tập thể thao.
Như vậy, bạn đã biết củ dền đỏ kỵ với gì và tác dụng của củ dền đỏ là gì rồi phải không? Củ dền đỏ là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi dùng củ dền đỏ bạn tránh kết hợp với sữa và các thực phẩm giàu oxalate. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và các bệnh nhân mắc các bệnh sỏi thận, tụt huyết áp, tiêu hóa, tiết niệu thì không nên dùng loại rau ăn củ này.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.