1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Đây là tình trạng trẻ khó đi ngoài hoặc đi ngoài không thường xuyên. Cụ thể, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình thường bé có thể đi ngoài khoảng 1 – 3 lần mỗi ngày. Với trẻ bú sữa công thức tần suất có thể ít hơn. Trường hợp bé chỉ đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần và phân khô, cứng gây khó chịu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón.
Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng trẻ sơ sinh táo bón:
- Trẻ cảm giác sợ đi ngoài do quá trình đi đại tiện đau rát hậu môn. Trẻ thường nhịn đi đại tiện khiến cho tình trạng táo bón ngày một nghiêm trọng.
- Chế độ ăn của mẹ chứa nhiều thực phẩm cay nóng, ít chất xơ, nhiều đạm và thiếu chất dinh dưỡng, mẹ ăn và nghỉ ngơi không hợp lý khiến cho chất lượng sữa bị giảm.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi chỗ ngủ, thay đổi môi trường sống và kiểu khí hậu sẽ ảnh hưởng tới chức năng ruột của trẻ sơ sinh.
- Đặc biệt, việc thường xuyên uống sữa công thức chứa nhiều đạm khiến trẻ táo bón vì hệ tiêu hóa của con khó chuyển đổi được hết các chất.
- Con gặp các vấn đề về các dây thần kinh trong ruột và tủy sống, rối loạn chuyển hóa hoặc tuyến giáp bị thiếu hụt cũng có thể bị táo bón.
2. Trẻ bị táo bón có biểu hiện gì?
Bố mẹ có thể theo dõi một số biểu hiện sau để nhận biết tình trạng táo bón ở con:
- Phân của trẻ khô và cứng hơn những ngày thường, phân nhỏ như phân dê. Chính vì thế mà con cảm thấy đau đơn, căng thẳng khi đi ngoài. Nhiều trẻ quấy khóc trong quá trình đi đại tiện.
- Khi đi tiêu, con phải thắt chặt mông, cong lưng, mặt tái và rặn lâu. Táo bón khiến trẻ sợ đi ngoài, tần suất đi tiêu thấp. Mặc dù yếu tố dinh dưỡng, độ tuổi sẽ tác động đến tần suất đi ngoài của trẻ, nhưng nếu trong một vài ngày trẻ sơ sinh không đi tiêu thì bố mẹ cần theo dõi kỹ hơn để xử lý kịp thời.
- Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sẽ chán ăn, không chịu bú sữa mẹ vì thức ăn không được tiêu hóa kịp thời. Trẻ bị trướng bụng, đầy bụng, khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc hoặc thậm chí sụt cân.
3. Phương pháp điều trị điều trị táo bón
Sau đây là các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón:
- Tập thói quen đi vệ sinh cho con sau bữa ăn là một trong những cách hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả nhất. Bố mẹ có thể xây dựng thời gian đi vệ sinh dựa vào thói quen đi tiêu trước đó của con cũng như thời gian cữ ăn hàng ngày. Nếu con bị táo bón nặng thì mẹ có thể dùng nước ấp kích thích cơ vòng hậu môn, giúp bé thả lỏng, dễ chịu hơn khi đi ngoài.
- Massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày kích thích nhu động ruột, hỗ trợ con tiêu hóa nhanh hơn, đẩy được phân ra ngoài dễ dàng. Mẹ thực hiện như sau: đặt ngón trỏ và ngón giữa gần rốn, ấn nhẹ xuống sau đó xoay theo kim đồng hồ. Mẹ duy trì lực ấn vừa phải, mở rộng vòng xoay tới hông phải của trẻ.
- Chế độ ăn hợp lý kết hợp vận động giúp con có cơ thể dẻo dai hơn và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
- Đối với trẻ sử dụng sữa mẹ, mẹ cần cho con bú đủ sữa mỗi ngày.
- Trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần pha và sử dụng theo liều lượng như chỉ dẫn.
4. Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh tình trạng táo bón cho con, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ và bé, mẹ bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau dền, khoai lang, bông cải xanh, trái cây trong chế độ ăn hàng ngày.
- Duy trì thói quen massage cho trẻ hàng ngày để giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác.
- Cho trẻ vận động nhiều hơn để ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị táo bón mặc dù ít xảy ra nhưng bố mẹ cần quan tâm và theo dõi thói quen hàng ngày của con để con phát triển khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời. Mẹ cần lưu ý lượng sữa con nạp hàng ngày cũng như thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để hạn chế tình trạng táo bón của con. Bên cạnh đó, nếu con khó đi ngoài trong thời gian dài thì bố mẹ nên cho con thăm khám và theo dõi tại các cơ sở y tế kịp thời. Nếu đang băn khoăn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng cho con, cha mẹ có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.