Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư miệng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư lưỡi.
Những điều cần biết về ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là dạng ung thư xảy ra ở vùng miệng và lưỡi. Căn bệnh này phát triển từ những tế bào vảy trên bề mặt của lưỡi từ đó gây tổn thương và dần gây khối u ở đó. Trong giai đoạn đầu bệnh thường có những triệu chứng không rõ ràng và rất mơ hồ, vì thế mà người bệnh chủ quan để đến khi giai đoạn muộn mới phát hiện.
Dấu hiệu của ung thư lưỡi
- Xuất hiện khối u hoặc vết loét không lành: Một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của ung thư lưỡi là sự xuất hiện của khối u hoặc vết loét trên bề mặt lưỡi mà không lành sau một thời gian dài. Vết loét này thường gây đau hoặc khó chịu.
- Đau lưỡi và khó nuốt: Người bệnh thường cảm thấy đau lưỡi và gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Đôi khi, cơn đau có thể lan ra tai.
- Chảy máu không rõ nguyên nhân: Chảy máu từ lưỡi mà không có lý do rõ ràng cũng là một dấu hiệu cần chú ý.
- Hơi thở hôi: Một số người bệnh có thể nhận thấy hơi thở hôi do sự phát triển của khối u trong miệng.
- Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm có thể bị sưng lên do phản ứng với sự lây lan của tế bào ung thư.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lưỡi
- Sử dụng thuốc lá và rượu: Thuốc lá và rượu là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư lưỡi. Việc sử dụng kéo dài và thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm virus HPV: Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục và có liên quan đến ung thư lưỡi.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thiếu vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu vitamin A và C, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc các loại ung thư khác, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
Bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì?
Khi bị ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng, người bệnh cần ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng đối phó với các tác dụng phụ của việc điều trị và hỗ trợ phục hồi.
Các thực phẩm bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gồm:
Cháo trắng:
Đối với người bệnh ung thư lưỡi, cháo trắng sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn, ngăn ngừa tình trạng đau khi nuốt. Người bệnh ăn cháo trắng sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh có cảm giác đói và sẽ ăn được nhiều bữa trong ngày.
Sữa:
Sữa là loại thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin và khoáng chất… cần thiết cho sự hồi phục sức khỏe của người bệnh ung thư lưỡi. Vì thế mỗi ngày, người bệnh nên uống 2-3 ly sữa để tăng cường sức đề kháng, cải thiện bệnh.
Rau xanh:
Các loại rau xanh nấu nhừ như đậu cô ve, rau cải ngọt, rau muống, rau mồng tơi, súp lơ, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho đường tiêu hóa của bệnh nhân ung thư lưỡi. Bạn có thể thể xay nhỏ ra nấu thành nước canh để bệnh nhân dễ ăn và hấp thụ thức ăn hoặc xay ra nấu cùng với cháo. Nếu luộc hoặc nấu bạn nên nấu nhừ để dễ ăn, dễ nuốt không phải nhai hay cử động lưỡi nhiều hạn chế gây đau lưỡi.
Nước ép trái cây:
Những loại nước ép từ trái cây như dưa hấu, thăng long, bơ, cam… có độ ngọt tự nhiên, vừa phải và dễ uống, rất tốt cho người ung thư lưỡi.
- Nước lọc:
Nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, thải các chất độc ra ngoài. Vì thế người bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng nên uống nhiều nước hàng ngày, ít nhất là 2 lít nước/ ngày.
Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức chỉ tập trung vào một loại thức ăn nào đó lâu. Vì lâu dần dẫn tới thiếu chất ảnh hưởng tới quá trình hồi phục bệnh. Khi cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng là cơ hội tốt để nhiều bệnh khác “tấn công”, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm virus, vi khuẩn.
Bệnh nhân ung thư lưỡi nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh vấn đề ung thư lưỡi nên ăn gì thì bạn cũng cần lưu ý thực phẩm, đồ uống mà người bệnh nhân bị ung thư lưỡi nên hạn chế không ăn để kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia có hại, có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
- Đồ ăn cay, nóng: Đồ ăn cay, nóng gây kích ứng niêm mạc miệng và lưỡi, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ uống có cồn và cafein: Rượu bia và các đồ uống chứa cafein như cà phê, trà đặc có thể gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Thực phẩm chứa nhiều đường và muối không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị ung thư.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất và tránh những thực phẩm gây hại sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.