Trà từ lâu đã được biết đến là loại thức uống không những giúp thư giãn tinh thần mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Khi nói đến vấn đề này, liệu bạn có biết uống trà gì tốt cho tim mạch? Trà xanh, trà đen và trà thảo dược là 3 loại trà bạn có thể tham khảo.
Để tìm hiểu thêm về những lợi ích của trà xanh, trà đen và trà thảo dược đối với sức khỏe tim mạch, mời bạn cùng đón đọc bài viết sau đây của Bác sĩ Hoa nhé!
Uống nước gì tốt cho tim mạch?
Khi nói đến các loại thức uống tốt cho tim mạch thì không gì tốt bằng nước lọc. Cơ thể chúng ta cần nước để hoạt động hiệu quả, bao gồm cả tim và các mạch máu. Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào và giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Vì vậy, nước không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch nói riêng mà còn cả sức khỏe tổng thể nói chung.
Uống gì tốt cho tim mạch? Ngoài nước lọc, một số loại thức uống khác cũng tốt cho tim mạch, bao gồm:
- Nước khoáng (có thể bỏ thêm trái cây cắt nhỏ hoặc thảo mộc)
- Sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo…
- Kombucha
- Các loại trà
Uống trà gì tốt cho tim mạch?
Có thể thấy, trà nằm trong danh sách các loại thức uống tốt cho tim mạch mà bạn nên cân nhắc. Tuy nhiên, không phải loại trà nào cũng mang đến tác dụng này. Dưới đây là một số loại trà giúp bạn trả lời câu hỏi “Uống trà gì tốt cho tim mạch?”:
1. Trà xanh
Trà xanh có chứa hàm lượng flavonoid đặc biệt cao, có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và giảm đông máu. Thành phần polyphenol trong trà xanh cũng giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch.
Uống trà gì tốt cho tim mạch? Các nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể giúp hạ huyết áp, giảm nồng độ triglyceride và cholesterol toàn phần. Việc tiêu thụ trà xanh cũng giúp giảm viêm, cải thiện chức năng biểu mô, từ đó giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, suy tim, tăng huyết áp cũng như đột quỵ do thiếu máu não.
Một tổng kết vào năm 2014 về dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây cũng tìm thấy nhiều bằng chứng về khả năng giảm huyết áp khi người bị tăng huyết áp uống trà xanh.
Một đánh giá khác được thực hiện năm 2022 cũng nêu bật lợi ích của thành phần catechin trong trà xanh. Catechin có đặc tính chống viêm, nhắm trực tiếp vào các gốc tự do gây hại trong cơ thể và từ đó bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi các tác nhân này.
Thêm vào đó, thành phần catechin trong trà xanh còn giúp người đang thừa cân, béo phì giảm trọng lượng cơ thể. Việc kiểm soát cân nặng cũng là một trong những yếu tố có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
2. Trà đen
Nếu bạn hỏi “Uống trà gì tốt cho tim mạch?” thì trà đen cũng là một lựa chọn tốt. Trà đen được làm từ lá cây trà, cùng loại cây được dùng để làm trà xanh. Tuy nhiên, lá trà sẽ được sấy khô và lên men, tạo lên lá trà có màu sẫm hơn và hương vị đậm đà hơn.
Lợi ích của hầu hết các loại trà đều đến từ thành phần polyphenol – chất chống oxy hóa cung cấp khả năng bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mạn tính nguy hiểm, bao gồm cả bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong trà đen lại chứa một nhóm polyphenol được gọi là theaflavin mà không loại trà nào khác có được. Theaflavin chiếm 3 – 6% lượng polyphenol trong trà đen. Đó là lý do vì sao trà đen cung cấp một số tác dụng giống các loại trà khác nhưng mang lại các lợi ích độc đáo riêng.
Uống trà gì tốt cho tim mạch? Đối với sức khỏe tim mạch, trà đen cho thấy nhiều tác dụng mạnh mẽ. Theaflavin có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời, lượng flavonoid có trong trà đen cũng đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 8%. Flavonoid trong trà đen còn mang lại tác dụng kháng viêm và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, khi uống trà đen, bạn cần lưu ý rằng trà đen có chứa caffeine. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần theo dõi tổng lượng caffeine tiêu thụ để tránh gặp phải các tác dụng phụ của hoạt chất này như tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt…
3. Uống trà gì tốt cho tim mạch? Trà thảo dược
Trà thảo dược cũng là một loại thức uống tốt cho tim mạch khác mà bạn có thể cân nhắc. Đa số các loại trà này sẽ chứa thành phần thảo mộc, trái cây hoặc các loại dược liệu khác. Trà thảo dược ít chứa caffeine nên thường được biết đến với đặc tính làm dịu, thư giãn.
Mỗi loại trà thảo dược sẽ có thành phần khác nhau nên cũng mang lại những lợi ích riêng. Vậy, uống trà gì tốt cho tim mạch? Dưới đây là một số loại trà thảo dược tốt cho tim mạch:
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chỉ là loại trà giúp an thần, dễ ngủ mà còn giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.
- Trà hoa dâm bụt: Trà hoa dâm bụt có tác dụng tốt đối với tim mạch chủ yếu nhờ thành phần chống oxy hóa anthocyanin. Một số nghiên cứu cho thấy loại trà này sẽ giúp hạ huyết áp, giảm mức LDL-cholesterol cũng như triglyceride trong máu.
- Trà rooibos (Hồng trà Nam Phi): Loại trà này chứa một chất chống oxy hóa gọi là quercetin có tác dụng kháng viêm và tốt cho tim mạch. Uống trà rooibos thường xuyên sẽ giúp cải thiện chỉ số huyết áp và tuần hoàn, đồng thời tăng nồng độ cholesterol tốt và giảm nồng độ cholesterol xấu.
- Trà lá ô-liu: Loại trà này chứa các hợp chất như oleuropein và hydroxytyrosol được cho là có tác dụng điều hòa huyết áp nhờ thúc đẩy quá trình thư giãn các mạch máu. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2017, việc sử dụng trà lá ô-liu trong 28 tuần đã giúp giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở các đối tượng tham gia.
- Trà quả táo gai: Trong y học dân gian, trà táo gại được sử dụng để tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ giúp làm giãn các mạch máu, cải thiện lưu thông máu và góp phần làm giảm huyết áp.
Mong rằng thắc mắc “Uống trà gì tốt cho tim mạch?” của bạn đã có lời giải đáp sau khi đọc bài viết này. Nếu muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy thử uống trà xanh, trà đen hoặc các loại trà thảo dược. Bên cạnh việc uống trà, bạn cũng đừng quên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giúp trái tim khỏe mạnh hơn nhé!
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.