Dưa hấu là loại trái cây giúp giải nhiệt nhanh chóng trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, với bà đẻ thường lo lắng rằng “Sau sinh ăn dưa hấu được không? Sau đây, mời bạn cùng Pharmacity tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc trên cùng những lưu ý để chị em được an tâm khi sử dụng loại quả này.
Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu
Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc “Bà đẻ ăn dưa hấu được không?”, chúng ta không thể phủ nhận hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất dồi dào có trong loại quả này. Cụ thể, trong 152 gram dưa hấu chứa:
- Calo: 46.
- Đạm: 1 gram.
- Carbohydrate: 12 gram.
- Chất xơ: dưới 1 gram.
- Chất béo: dưới 1 gram.
- Vitamin C: 14% DV.
- Vitamin B5: 7% DV.
- Đồng: 7% DV.
- Tiền tố của vitamin A: 5%DV.
*DV: Giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
Bên cạnh các chất dinh dưỡng đã kể trên, trong dưa hấu còn có một số hợp chất thực vật như citrulline cùng với lycopene. Đối với citrulline có tác dụng tăng cường sản sinh ra axit nitric, làm giãn mạch máu cũng như cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn. Riêng lycopene sẽ ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Nhìn chung, dưa hấu là một loại trái cây mà bạn không thể bỏ lỡ vào mùa hè đồng thời chúng cũng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ sau giai đoạn sinh em bé thường dễ bị mệt mỏi, các bộ phận như đường ruột, dạ dày hay tử cung cũng bị tổn thương nên bạn cần chú ý với mọi loại thực phẩm khi sử dụng.
Vậy, liệu phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc trên ngay trong nội dung dưới đây.
Phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không?
Cho con bú ăn dưa hấu được không? Có thể thấy khoảng thời gian sau sinh là thời điểm để cơ thể hồi phục sau quá trình sinh nở. Đặc biệt, đối với dưa hấu là loại trái cây chứa nhiều nước, khoáng chất cũng như vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, các chị em sau sinh vẫn có thể ăn dưa hấu nhưng nên điều chỉnh lượng ăn vừa phải.
Bên cạnh đó, một số tác dụng từ dưa hấu mà bạn có thể tham khảo như là:
- Giảm tình trạng táo bón: Nhờ vào lượng chất xơ có trong loại quả này sẽ làm giảm triệu chứng táo bón sau sinh hiệu quả.
- Bổ sung folate cho cơ thể: Folate là chất có công dụng trong việc tái tạo tế bào đồng thời phát triển các mô tế bào mới, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh cho mẹ bầu sớm hơn.
- Ăn dưa hấu có lợi cho sức khỏe: Bởi đây là loại trái cây có nhiều vitamin C, vitamin A, kali cùng với lượng nước dồi dào. Vì vậy, việc mẹ bầu ăn dưa hấu sẽ giúp cân bằng được chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Tăng lượng sữa cho bé bú: Trong dưa hấu chứa nhiều nước nên có thể giúp chị em giải khát và duy trì được lượng chất lỏng cần thiết. Từ đó, có tác động tích cực trong việc sản xuất sữa mẹ, bổ sung đủ lượng sữa cho trẻ.
Những lưu ý dành cho phụ nữ sau sinh khi ăn dưa hấu
Vậy, sau sinh ăn dưa hấu được không? ĐƯỢC, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể thưởng thức loại trái cây này một cách an toàn.
- Mẹ bỉm không nên sử dụng dưa hấu vào buổi tối vì dễ gây lợi tiểu, dẫn đến khó ngủ.
- Ưu tiên những loại quả dưa có dán tem nhãn dán tại các địa điểm bán uy tín hoặc trong siêu thị nhằm đảm bảo chúng không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu và được canh tác đúng tiêu chuẩn.
- Tuyệt đối không ăn những quả dưa hấu đã để quá lâu hay có mùi chua.
- Không lạm dụng ăn quá nhiều dưa vì dễ khiến chị em bị khó tiêu, đầy hơi và thiếu hụt những dưỡng chất khác.
- Khi sử dụng dưa không hết thì nên để trong hộp kín có nắp đậy hoặc dùng màng bọc thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn.
Nhìn chung, câu hỏi “Cho con bú ăn dưa hấu được không?” thì bạn có thể ăn bình thường, nhưng các nàng có thể chế biến loại quả này thành nhiều món ngon, như là nước ép dưa hấu, dưa hấu trộn cùng với sữa chua hay salad trái cây kết hợp cùng dưa hấu. Việc thay đổi thực đơn sẽ đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Hy vọng với những thông tin mà Pharmacity đề cập phía trên sẽ giúp chị em không còn lo lắng về việc “Sau sinh ăn dưa hấu được không?”. Bên cạnh đó, hãy thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dinh dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như thiên thần nhỏ vừa chào đời nhé!
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.