Bệnh tim thiếu máu cục bộ, hay còn được gọi là cơn đau thắt ngực, là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Việc hiểu rõ về bệnh này cũng như các phương pháp điều trị hiện đại sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng và quản lý sức khỏe tim mạch một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ đưa bạn đi sâu vào tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ và những phương pháp điều trị đương đại đang được áp dụng.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Bệnh thiếu máu tim cục bộ hay còn được gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh mạch vành tim là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến tim sụt giảm khiến tim không nhận đủ oxy. Đây thường là kết quả của việc tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch tim (động mạch vành).
Bệnh làm giảm khả năng bơm máu của cơ tim, có thể dẫn đến những cơn đau tim hoặc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ tồn tại ở 2 dạng: Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính và bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ cấp tính: là tình trạng một trong những động mạch của tim bị tắc nghẽn đột ngột. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: là bệnh động mạch vành ổn định hay cơn đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực ổn định là cơn đau xuất hiện ở ngực khi người bệnh gắng sức. Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm dần khi người bệnh được nghỉ ngơi. Đây là tình trạng ổn định của các mảng xơ vữa động mạch vành.
Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành giảm sút, gây cản trở quá trình tiếp nhận oxy của cơ tim.
Nguyên nhân của bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm:
- Bệnh xơ vữa động mạch: Xơ vữa là các mảng bám cholesterol tích tụ trên thành động mạch. Tình trạng xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim.
- Cục máu đông: Các mảng xơ vữa phát triển trong động mạch có thể bị vỡ, gây ra cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột, nghiêm trọng và gây đau tim. Hiếm khi cục máu đông có thể di chuyển đến động mạch vành từ nơi khác trong cơ thể.
- Do co thắt động mạch vành: Sự thắt chặt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc ngăn cản lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành là nguyên nhân hiếm gặp của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Những nguyên nhân khác: do gắng sức, căng thẳng cảm xúc, nhiệt độ lạnh, lạm dụng chất kích thích, ăn quá no, quan hệ tình dục mạnh bạo.
Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ
Một số người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể không nhận ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Trường hợp này gọi là tim thiếu máu cục bộ thầm lặng. Tuy nhiên, đối với đa số bệnh nhân khác, các triệu chứng thường gặp là tức hoặc đau thắt ngực trái. Ngoài ra, bệnh tim thiếu máu cục bộ còn có các triệu chứng sau:
- Đau ở cổ hoặc hàm: Cảm giác đau nhói hoặc ép ở vùng cổ hoặc hàm.
- Đau vai hoặc cánh tay: Đau lan rộng từ ngực sang vai và cánh tay có thể là dấu hiệu của sự suy giảm lưu lượng máu đến cơ tim.
- Nhịp tim nhanh: Cảm giác nhịp tim không đều hoặc tăng nhanh.
- Khó thở khi hoạt động thể chất hoặc lao động gắng sức.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Toát mồ hôi: Đổ mồ hôi không lý do, đặc biệt là ở đầu, cổ và lưng, có thể là một biểu hiện của sự khó khăn ở tim.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi không lý do, dù sau những hoạt động nhẹ nhàng, cũng có thể là dấu hiệu của sự suy giảm lưu lượng máu đến cơ thể.
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ
Duy trì lối sống lành mạnh là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo xấu, ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ thực vật.
- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia.
- Tập thể dục đều đặn: Dành khoảng 35 – 40 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, hoặc yoga.
- Kiểm soát cân nặng: Tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như bệnh đái tháo đường, cholesterol cao hoặc bệnh huyết áp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở tim hoặc những yếu tố nguy cơ khác.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ không chỉ là một vấn đề sức khỏe cá nhân mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, thông qua sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách, bạn có thể kiểm soát được triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ và chuyên gia y tế để có được sự quản lý tốt nhất cho sức khỏe tim của bạn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.