1. Thông tin khái quát về Ampicillin
Ampicillin là loại thuốc kháng sinh quen thuộc, được xếp vào nhóm Penicillin A. Các dạng điều chế phổ biến của Ampicillin bao gồm:
- Dạng viên nén, viên nang cứng: Hàm lượng 250mg, 500mg.
- Dạng hỗn dịch uống: Hàm lượng 125mg, 250mg.
- Dạng bột pha truyền, tiêm tĩnh mạch: Hàm lượng 125mg, 250mg, 500mg, 1g, 2g và 10g.
Hiện nay, Ampicillin được bày bán rộng rãi trên thị trường theo dạng kê đơn. Nhóm thuốc này chủ yếu ứng dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.
2. Công dụng của Ampicillin
Tác dụng chính của Ampicillin là hỗ trợ điều trị bệnh lý do nhiễm khuẩn như bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm họng,…
Thuốc Ampicillin có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào. Từ đó kìm hãm tốc độ sản sinh, phát triển của một số loại vi khuẩn.
3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Ampicillin
3.1. Chỉ định
Ampicillin có thể chỉ định sử dụng trong nhiều trường hợp. Cụ thể như:
- Điều trị bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp trên: Bao gồm viêm xoang, chứng viêm tai giữa, viêm phế quản mãn tính, viêm nắp thanh quản gây ra bởi các chủng vi khuẩn như Haemophilus Influenzae, Streptococcus Pyogenes,…
- Điều trị bệnh lậu gây ra bởi Gonococcus nhưng chưa kháng các loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin: Ampicillin thường được kết hợp cùng Probenecid.
- Điều trị chứng viêm màng não: Gây ra bởi một số loại vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Meningococcus.
- Điều trị bệnh lý nhiễm Listeria: Bởi Listeria đặc biệt nhạy cảm với thuốc Ampicillin.
Ngoài ra, Ampicillin còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm màng não, nhiễm khuẩn máu ở trẻ nhỏ.
3.2. Chống chỉ định
Ampicillin chống trị định với người mẫn cảm với Penicillin và Cephalosporin, người bị tăng bạch cầu đơn do nhiễm trùng, người bị dị ứng với thành phần trong thuốc.
4. Liều dùng và cách dùng Ampicillin
4.1. Liều dùng
4.1.1. Liều dùng cho người trưởng thành
Ở người trưởng thành, liều dùng Ampicillin dao động trong khoảng 0.5g đến 1g/lần. Mỗi lần uống thuốc cách nhau khoảng 6 tiếng, thời điểm uống thích hợp là trước lúc ăn 30 phút hoặc sau lúc ăn 2 tiếng. Liều lượng có thể được điều chỉnh tăng lên 6g đến 12g/g nếu tình hình bệnh lý tiến triển nặng. Nói chung, liều dùng áp dụng thực tế sẽ phụ thuộc theo bệnh lý cụ thể. Chẳng hạn như:
- Điều trị cho người bị lậu không biến chứng: 2g đến 3.5g Ampicillin kết hợp cùng 1g Probenecid, uống một liều duy nhất.
- Ở người bị suy thận: Liều dùng phải được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin.
- Điều trị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn: Sử dụng đường tiêm với liều 8 – 14 g hoặc 150 – 200 mg/kg, 6 – 8 lần/ngày. Đối với điều trị khởi đầu trong nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn phải tiêm tĩnh mạch ít nhất 3 ngày và sau đó có thể tiêm bắp.
Thời gian điều trị cụ thể sẽ tùy theo từng loại nhiễm khuẩn, tình trạng nhiễm nhiễm khuẩn. Trong phần lớn các trường hợp (ngoại trừ lậu), người bệnh cần tiếp tục điều trị trong tối thiểu 48 đến 72 tiếng (sau khi triệu chứng biến mất)
4.1.2. Liều dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Với trẻ nhỏ:
Ampicillin 500mg được dùng với liều như sau:
- Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp: 400mg/kg/ngày, 6 tiếng/lần.
- Dùng theo đường uống: 50mg đến 100mg/kg/ngày, 4 đến 6 tiếng/lần.
- Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng: 200mg đến 400mg/kg/ngày, 6 tiếng/lần.
Với trẻ sơ sinh chưa được 28 ngày tuổi:
Liều dùng Ampicillin cho trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi được tính toán theo cân nặng thực tế của mỗi trẻ. Cụ thể:
- Trẻ trên 2kg: 75mg đến 150mg/kg/ngày, dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 8 tiếng/lần.
- Trẻ từ 1.2 đến 2kg: 75mg đến 150mg/kg/ngày, dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 8 tiếng/lần.
- Trên dưới 1.2kg: 50mg đến 100mg/kg/ngày, dùng theo tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 12 tiếng/lần.
Lưu ý: hướng dẫn về liều lượng sử dụng Ampicillin cho từng đối tượng trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Do vậy, không nên tự ý dùng Ampicillin theo mọi hình thức nếu chưa kiểm tra sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4.2. Cách dùng
Tùy dạng điều chế, Ampicillin có thể được dùng theo đường uống hoặc đường tiêm, truyền. Trong quá trình sử dụng, bạn phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều lượng dùng Ampicillin.
5. Tác dụng phụ của Ampicillin
Ngoài tác dụng điều trị bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, Ampicillin đôi khi sẽ gây tác dụng phụ. Trong đó, những tác dụng phụ thường gặp nhất phải kể đến là:
- Da nổi phát ban.
- Sốt.
- Lên cơn co giật.
- Viêm da theo thể cấp tính.
- Nôn ói.
- Đau nhức đầu.
- Âm đạo bị ngứa hoặc tiết dịch nhiều hơn bình thường.
- Tiêu chảy.
- Nước tiểu chuyển sang màu sẫm.
- Đau họng.
- Kiểm tra xét nghiệm cho thấy bạch cầu và hồng cầu giảm, thiếu máu,…
Trong thời gian điều trị bằng thuốc Ampicillin, bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của cơ thể. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn đều phải thông báo sớm cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Ampicillin
6.1. Khả năng tương tác của thuốc
Thực tế, Ampicillin có thể tương tác, phản ứng với nhiều loại thuốc khác, cụ thể như:
- Làm giảm hiệu lực của thành phần Oestrogen trong một số sản phẩm thuốc tránh thai.
- Dễ phản ứng với Allopurinol làm tăng tác dụng phụ ở da.
- Có khả năng tương tác với nhiều loại kháng sinh kìm khuẩn khác.
Chính vì thế, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều phải thông báo cho bác sĩ cũng biết trước khi được kê đơn dùng Ampicillin.
6.2. Xử lý khi uống quá liều hoặc quên liều
Nếu dùng quá liều Ampicillin, bạn cần thận trọng theo dõi biểu hiện bất thường của cơ thể, thông báo kịp thời bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn cách xử lý.
Còn nếu quên uống thuốc, bạn có thể uống bù khi vừa nhớ ra. Trường hợp sắp đến thời điểm uống liều thuốc tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều thuốc quên trước đó. Để tránh tác dụng phụ khi uống quá liều, bạn không nên uống gộp cả 2 liều cùng một lần.
6.3. Một số lưu ý khác
Khi dùng Ampicillin theo đường uống, bạn nên uống thuốc khi dạ dày còn rỗng. Cụ thể là trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng hoặc sau bữa ăn 2 tiếng.
Ngoài ra, dù trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng không tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm liều dùng Ampicillin khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.