Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành.
1. Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp (AMI) là tình trạng mà một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và gây tổn thương vùng cơ tim bị ảnh hưởng. Những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện do nhồi máu cơ tim cấp nếu không có sự can thiệp cấp cứu để khôi phục lưu lượng máu nhanh chóng, có thể dẫn đến tổn thương tim không thể hồi phục và thậm chí tử vong.
Nhồi máu cơ tim cấp đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể xuống chỉ còn khoảng 7%.
2. Nhồi máu cơ tim cấp có di truyền không?
Bản thân nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch, là hậu quả của tình trạng xơ vữa mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, … Vì vậy, bản thân nhồi máu cơ tim không có tính di truyền, nhưng các yếu tố nguy cơ của nó lại chịu ảnh hưởng của yếu tố gia đình, nghĩa là khi bố mẹ, anh chị em ruột bạn mắc phải thì bạn có nguy cơ cao hơn.
Do đó, khi có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim, các thành viên còn lại nên kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, làm các xét nghiệm mỡ máu, tầm soát đái tháo đường để xem xét yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Điều này giúp phát hiện sớm tình trạng xơ vữa động mạch và có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả để làm chậm diễn tiến hoặc ngăn ngừa bệnh xảy ra.
2. Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp, cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:
2.1 Về chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung hải sản như cá, tôm, sò biển vào chế độ ăn.
- Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, và hoa quả tươi.
- Ưu tiên thực đơn nhẹ nhàng như cháo loãng, cháo hầm, sản phẩm từ sữa chua, canh dễ ăn, nước rau củ nghiền, luộc, hấp; hạn chế thức ăn chiên, rán, và có nhiều mỡ.
2.2 Tăng cường hoạt động thể lực:
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về việc thực hiện nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức.
- Lắng nghe cơ thể và thực hiện tập luyện nhẹ nhàng ở mức độ thoải mái, tránh quá mức để tránh gây hại.
2.3 Thay đổi lối sống:
- Thường xuyên theo dõi cân nặng, tránh thừa cân và béo phì.
- Từ bỏ hút thuốc lá.
- Kiểm soát huyết áp và phát triển tâm lý dũng cảm, đối mặt với tình trạng sức khỏe tim bằng tâm lý an nhiên và thanh thản.
- Xây dựng lối sống có đều đặn về thời gian, bao gồm ăn, ngủ, làm việc và nghỉ ngơi.
Nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bạn không bao giờ là quá trẻ để bắt đầu nghĩ đến sức khỏe tim mạch. Nếu bạn trên 40 tuổi, hoặc nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, hãy trao đổi cẩn thận với bác sĩ để xử trí nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp là rất quan trọng và nên bắt đầu sớm bằng việc đánh giá các yếu tố nguy cơ. Sau đó, lập kế hoạch mà bạn có thể tuân thủ để duy trì nguy cơ nhồi máu cơ tim ở mức thấp.
Đối với nhiều người, nhồi máu cơ tim xảy ra lần đầu tiên có thể gây tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, hãy làm tất cả mọi điều mà bạn có thể để giảm nguy cơ của mình.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.