Vòng tuần hoàn của tim – tìm hiểu về cơ chế hoạt động và các bệnh lý liên quan

1. Sơ lược về tim

Trước khi đi sâu vào phân tích vòng tuần hoàn của tim, chúng ta cùng nắm bắt sơ lược về tim. Tim là một phần không thể thiếu trong hệ tuần hoàn, thậm chí, là bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn với nhiệm vụ bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể. Ở người trưởng thành, cứ mỗi 1 phút, tim bơm được 5 lít máu. Chỉ cần tim ngưng hoạt động (ngưng bơm máu) trong vài phút, tính mạng sẽ bị đe dọa.

Về vị trí, tim nằm ở phía ngực trái. Cụ thể hơn, tim nằm phía sau và bên trái xương ức, giữa phổi phải và trái. Về kích thước, quả tim gần bằng với nắm tay của một người. Ngoài ra, kích thước tim cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ (tim của nam lớn hơn) hay giữa vận động viên với người bình thường (tim vận động viên lớn hơn). Về trọng lượng, tim nặng khoảng 200 – 425g.

Tim nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ thể
Tim nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ thể

2. Vòng tuần hoàn của tim

Vòng tuần hoàn của tim gồm nhiều giai đoạn, và các giai đoạn này là một vòng lặp theo một chu trình nhịp nhàng, đều đặn để máu liên tục chảy đến tim, phổi và các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

2.1 Sự lan truyền các xung điện

Nhiệm vụ này thuộc về hệ thống thần kinh tự động của tim. Theo đó, xung điện đầu tiên được thực hiện bởi nút xoang – một bó nhỏ của các tế bào chuyên biệt nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang đóng vai trò như máy tạo nhịp tim, giúp nhịp tim được kiểm soát trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.

Tiếp đến, xung điện được truyền qua các cơ xung quanh làm tâm nhĩ co lại. Ngay lúc này, tại trung tâm của tim, nút nhĩ thất – một cụm tế bào nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ sẽ làm chậm các tín hiệu của xung điện trước khi những tín hiệu này đi vào tâm thất.

Cuối cùng, mạng lưới His-Purkinje – các sợi cơ chuyên biệt chạy dọc thành cơ bên ngoài của tâm thất đóng vai trò như cầu nối, truyền tín hiệu của xung điện đến tâm thất, giúp tâm thất co lại, bơm máu ra khỏi tim.

Hệ thống điện tim có nhiệm vụ lan truyền các xung điện
Hệ thống điện tim có nhiệm vụ lan truyền các xung điện

 

2.2 Hoạt động tâm thu và tâm trương

Tâm thu là khi tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Cụ thể, tâm thất nhận máu từ tâm nhĩ, đến khi đầy máu sẽ co lại để tạo áp lực bơm máu ra khỏi tim. Đồng thời lúc này, các van nhĩ thất cũng đóng lại để ngăn cách tâm nhĩ và tâm thất, giúp máu không chảy ngược lại tâm nhĩ.

Tâm trương là khi tim thư giãn, ngừng co bóp do hoạt động bơm máu đã hoàn tất. Lúc này, các van nhĩ thất cũng mở ra để tâm thất tiếp tục nhận máu từ tâm nhĩ, chuẩn bị cho một vòng tuần hoàn mới.

Như vậy, vòng tuần hoàn của tim bao gồm sự lan truyền các xung điện và hoạt động tâm thu, tâm trương. Trong đó, sự lan truyền các xung điện giúp chúng ta biết được nhịp tim; còn hoạt động tâm thu, tâm trương giúp xác định chỉ số huyết áp.

3. Bệnh lý liên quan đến vòng tuần hoàn của tim

Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến vòng tuần hoàn của tim, bao gồm:

3.1 Rối loạn nhịp tim

Thực tế rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân gây ra, và bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Lúc này, nhịp tim sẽ nhanh, cao hoặc chậm, thấp hơn mức trung bình. Nguyên nhân có thể do bệnh lý tim mạch, huyết áp, tuyến giáp; nhưng cũng có thể xuất phát từ trạng thái cảm xúc (căng thẳng, lo lắng, hồi hộp) hay quá trình vận động, làm việc gắng sức. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây tác dụng phụ là rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra
Rối loạn nhịp tim rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra

3.2 Nhồi máu cơ tim

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, xảy ra khi lượng máu đến cơ tim bị giảm hoặc ngưng đột ngột. Tình trạng này không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh đột quỵ, tử vong.

3.3 Bệnh tăng huyết áp

Đây hẳn là bệnh lý không quá xa lạ với chúng ta. Tăng huyết áp là chỉ số huyết áp tăng, cao hơn mức bình thường do áp lực của máu trong thành động mạch gia tăng. Biểu hiện kèm theo với tăng huyết áp là đau tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi. Người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, người cao tuổi hoặc gia đình có tiền sử rất dễ bị tăng huyết áp.

3.4 Bệnh van tim

Ở đây bao gồm hở van tim, viêm van tim, vôi hóa van tim,… Những bệnh lý này làm hoạt động đóng và mở của van tim không đúng chu kỳ, dẫn đến khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể bị suy giảm. Do đó, người bệnh sẽ dễ mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, choáng váng,…

3.5 Bệnh lý cơ tim

Bệnh lý cơ tim có thể là biến chứng của viêm tim, tăng huyết áp hoặc do sử dụng thuốc gây rối loạn nhịp tim. Lúc này, cơ tim luôn phải hoạt động “hết công suất” nên dẫn đến suy yếu dần. Vì vậy, hoạt động bơm máu cũng suy giảm khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, khó thở.

Bệnh lý cơ tim làm người bệnh chóng mặt, đau đầu
Bệnh lý cơ tim làm người bệnh chóng mặt, đau đầu

4. Cách phòng ngừa bệnh lý về tim

Để vòng tuần hoàn của tim ổn định và chủ động phòng ngừa các bệnh lý về tim, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau.

  • Tích cực tập thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì.
  • Ăn uống đa dạng dưỡng chất, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Giảm bớt lượng muối tiêu thụ và tránh dùng thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
  • Không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích và hạn chế uống rượu bia, cà phê,…
  • Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng, tránh để bản thân luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, lo lắng, bất an,…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng chỉ định.
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo