Huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi và những yếu tố tác động

1. Chỉ số huyết áp – Khi nào bình thường? Khi nào bất thường? 

Hoạt động co bóp và giãn nở của tim để đưa máu đến các cơ quan sẽ tạo ra áp lực tác động lên thành động mạch. Áp lực này được thể hiện qua chỉ số huyết áp. Huyết áp chuẩn được xác định khi hai chỉ số huyết tâm thu và tâm trương nằm trong giới hạn an toàn.

1.1 Chỉ số huyết áp bình thường

Huyết áp với một người trưởng thành khỏe mạnh được đánh giá là bình thường khi:

  • Huyết áp tâm thu: Là chỉ số trên thể hiện áp lực của máu khi tim co bóp lên thành mạch có giá trị từ 90 – 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Là chỉ số dưới thể hiện áp lực của máu khi tim giãn ra lên thành mạch có giá trị từ 60 – 84 mmHg.

Đối với người trưởng thành, chỉ số huyết áp 120/80 mmHg được xem là lý tưởng. Bất kể những trường hợp huyết áp đo được có giá trị cao hoặc thấp hơn bình thường đều cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, nếu cần thiết phải can thiệp điều trị sớm nhằm hạn chế biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Chỉ số huyết áp nằm ngoài ngưỡng an toàn là vấn đề không được chủ quan
Chỉ số huyết áp nằm ngoài ngưỡng an toàn là vấn đề không được chủ quan

1.2 Chỉ số huyết áp bất thường 

Chỉ số huyết áp bất thường khi giá trị nằm ngoài ngưỡng cho phép. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, trong điều kiện lý tưởng, bệnh nhân được nghỉ ngơi, không làm việc hay hoạt động gắng sức nhưng chỉ số huyết áp ở ngưỡng như sau thì được coi là bất thường:

  • Huyết áp tăng trong trường hợp huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Chỉ số huyết áp tâm thu trong khoảng từ 130 – 139 mmHg và tâm trương từ 85 – 80 mmHg thì được chẩn đoán là tiền cao huyết áp.
  • Nếu chỉ số huyết áp tâm thu 90 mmHg và tâm trương 60 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp thấp.
Huyết áp bất thường sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
Huyết áp bất thường sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

2. Chỉ số huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi

Chỉ số huyết áp chuẩn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả tuổi tác.

2.1 Bảng chỉ số huyết áp trung bình theo từng độ tuổi 

Dựa trên báo cáo từ trang thông tin MedicineNet (Mỹ), huyết áp bình thường cho các độ tuổi từ 21 đến 65 được chia theo giới tính như sau:

Bảng chỉ số huyết áp trung bình theo độ tuổi của nam:

Tuổi   Huyết áp tâm thu (mmHg)   Huyết áp tâm trương (mm Hg)
 21-25 120.5 78.5
26-30 119.5 76.5
31-35 114.5 75.5
  36-40 120.5 75.5
  41-45 115.5 78.5
  46-50 119.5 80.5
  51-55 125.5 80.5
  56-60 129.5 79.5
  61-65 115.5 76.5

Bảng chỉ số huyết áp trung bình theo độ tuổi ở nữ:

Tuổi  Huyết áp tâm thu (mmHg)   Huyết áp tâm trương (mm Hg)
  21-25 115.5 70.5
26-30 113.5 71.5
31-35 110.5 72.5
36-40 112.5 74.5
41-45 116.5 73.5
 46-50 124 78.5
51-55 112.55 74.5
56-60 132.5 78.5
61-65 130.5 77.5

Bảng huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi khác nhau

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp 

Chỉ số huyết áp có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

  • Tâm lý: Những trường hợp lo lắng, căng thẳng có thể khiến chỉ số huyết áp tăng.
  • Vận động: Nếu ở trạng thái vận động mạnh, tim co bóp nhanh hơn, chỉ số huyết áp theo đó cũng tăng cao hơn.
  • Tư thế ngồi: Ngồi không đúng tư thế có thể khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở dẫn đến sai lệch chỉ số huyết áp.
  • Chế độ vận động: Chỉ số huyết áp thường ổn định hơn đối với người thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thân thể. Ngược lại những người ít vận động thường xuyên, chỉ số huyết áp có thể thay đổi bất thường.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Một số trường hợp bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, thiếu máy, xơ cứng động mạch, bệnh thận, bệnh tuyến giáp,… cũng có thể là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp bất thường

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định

3. Cần làm gì để duy trì chỉ số huyết áp chuẩn?

Bên cạnh việc thăm khám sức khỏe để theo dõi, phòng ngừa các bệnh lý liên quan như tim mạch, tiểu đường, nội tiết, bạn cũng cần thay đổi lối sống, điều chỉnh dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng,… Bởi những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Cụ thể, một số thói quen tốt dưới đây giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Nếu bạn muốn chỉ số huyết áp ổn định ở mức bình thường thì trong chế độ ăn uống hàng ngày cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế muối, đường và gia vị khi chế biến món ăn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, củ, quả, trái cây tươi,…. Có thể ăn trực tiếp, chế biến thành món ăn hoặc ép nước uống mỗi ngày.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol, thức ăn nhanh, đồ cay nóng,…
  • Khi chế biến món ăn nên ưu tiên phương pháp luộc, hấp, hầm, hạn chế chiên, rán.
  • Giảm tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có gas, không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích.

3.2 Tập thể dục mỗi ngày

Với nhịp sống bận rộn ngày nay thì có rất nhiều người bỏ qua việc rèn luyện thân thể mỗi ngày. Tuy nhiên, việc luyện tập là cách để tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý bao gồm cả cao huyết áp. Vậy nên hãy cố gắng duy trì việc tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút hay ít nhất 5 lần/tuần.

Tùy theo từng thể trạng mỗi người mà chế độ luyện tập có thể khác nhau. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,…để giúp kiểm soát chỉ số huyết áp.

3.3 Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi 

Để chỉ số huyết áp luôn ở mức ổn định thì bạn cần tránh tình trạng làm việc quá sức, cân đối giữa thời gian dành cho công việc, sinh hoạt và thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân. Việc thức khuya mỗi đêm, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, áp lực từ công việc, gia đình,… sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Giảm muối trong chế độ ăn để hạn chế nguy cơ bị bệnh huyết áp và tim mạch
Giảm muối trong chế độ ăn để hạn chế nguy cơ bị bệnh huyết áp và tim mạch

Theo dõi và kiểm soát chỉ số huyết áp chuẩn là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch nói riêng và tổng thể nói chúng.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo