Chuột rút bắp chân: Lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục

1. Chuột rút bắp chân là như thế nào?

Chuột rút bắp chân là tình trạng đau co thắt cơ bắp chân một cách đột ngột, không thể kiểm soát. Hiện tượng này hay gặp phải khi vận động quá mức hoặc vào buổi đêm, với các biểu hiện:

– Cơn đau đột ngột, mạnh ở bắp chân.

– Cảm giác cơ bắp bị co cứng lại.

– Khó di chuyển hoặc khó đứng thẳng khi bị chuột rút.

– Cơn đau do chuột rút từ vài giây đến vài phút.

Chuột rút bắp chân dễ gặp phải ở thai phụ, người cao tuổi, người thường xuyên tập thể dục cường độ cao và người làm công việc có tính chất ngồi nhiều hay đứng lâu.

Ngồi quá lâu một chỗ rất dễ bị chuột rút bắp chân

Ngồi quá lâu một chỗ rất dễ bị chuột rút bắp chân

2. Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút bắp chân

2.1. Mất cân bằng điện giải

Muốn ổn định hoạt động hệ thần kinh và cơ cần đảm bảo cân bằng điện giải, đặc biệt là các khoáng chất: canxi, kali, natri, magie,… Sự thiếu hụt các khoáng chất này ảnh hưởng đến dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co cơ, khiến cho cơ không thể hoạt động bình thường nên sinh ra chuột rút.

2.2. Mất nước

Khi cơ thể mất nước, lượng máu đến cơ giảm làm cho khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho cơ suy giảm theo. Điều này làm cho cơ dễ căng thẳng và bị chuột rút. Người tham gia hoạt động thể thao hoặc làm việc trong môi trường nóng vì thế dễ bị chuột rút bắp chân.

2.3. Vận động cơ quá mức

Luyện tập thể thao quá sức, đặc biệt là không khởi động hoặc giãn cơ đúng cách cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân. Điều này được giải thích do cơ bị căng thẳng hoặc hoạt động quá mức, không có thời gian nghỉ ngơi nên sinh ra căng cơ quá mức và dẫn đến chuột rút. 

2.4. Ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí

Đứng hay ngồi quá lâu ở một vị trí vô tình tăng áp lực và gây giảm lưu lượng máu đến bắp chân. Đây chính là lý do làm thiếu oxy và dưỡng chất đến cơ nên gây ra chuột rút. Người làm việc văn phòng, giáo viên, nhân viên bán hàng,… rất dễ gặp tình trạng này. 

2.5. Bệnh lý mạch máu

Một số bệnh lý như giãn tĩnh mạch, xơ vữa động mạch hay các vấn đề về tuần hoàn máu thường dễ bị chuột rút bắp chân. Trong những bệnh lý này, máu không thể lưu thông ổn định đến cơ bắp chân nên vùng cơ tại đây bị thiếu dưỡng chất và oxy từ đó gây co cơ đột ngột.

Xơ vữa động mạch có thể gây nên tình trạng chuột rút bắp chân

Xơ vữa động mạch có thể gây nên tình trạng chuột rút bắp chân

2.6. Mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào các tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự gia tăng trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên các mạch máu và cơ bắp chân. Mặt khác, sự thay đổi về hormone cũng ảnh hưởng đến cơ, làm tăng nguy cơ chuột rút.

2.7. Thiếu hoạt động thể chất

Người ít vận động cũng dễ gặp phải hiện tượng chuột rút bắp chân vì cơ bắp chân không được sử dụng thường xuyên, dễ bị yếu và căng thẳng. Đến khi phải hoạt động đột ngột sẽ dễ bị chuột rút.

2.8. Tư thế ngủ sai

Lưu thông máu đến cơ sẽ giảm nếu ngủ sai tư thế. Đặc biệt, co gập chân quá lâu trong khi ngủ khiến cho máu khó lưu thông, cơ bị căng thẳng, từ đó dễ gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân vào ban đêm.

3. Cách xử trí khi bị chuột rút bắp chân

– Kéo giãn cơ

Khi xuất hiện cơn chuột rút bắp chân, điều đầu tiên cần làm là dừng mọi hoạt động lại. Tiếp sau đó, hãy cố thực hiện động tác giúp kéo giãn cơ bắp chân.

Để kéo giãn cơ, đầu tiên bạn cần đứng thẳng, dồn lực lên chân bị chuột rút. Tiếp theo hãy thực hiện động tác đẩy gót chân xuống sàn, giữ nguyên vài giây để tạo cơ hội thư giãn cho cơ bắp chân.

– Massage bắp chân

Massage vùng bắp chân bị chuột rút sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau nhanh chóng. Khi massage có thể dùng dầu nóng hoặc kem massage để tăng hiệu quả thư giãn cho bắp chân.

– Chườm lạnh hoặc nóng

Sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm để đặt lên vùng bắp chân bị chuột rút sẽ giúp cơ giãn ra. Ngược lại, thực hiện thao tác chườm lạnh có tác dụng giảm sưng đau hiệu quả.

– Bổ sung nước

Nếu chuột rút bắp chân xảy ra do mất nước thì cần bổ sung nước ngay lập tức. Trường hợp này, nước khoáng hoặc nước có bổ sung điện giải sẽ giúp khôi phục cân bằng cho cơ thể.

– Bổ sung điện giải và các khoáng chất cần thiết 

Điện giải và các khoáng chất cần thiết như canxi và vitamin D giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động co giãn cơ, nhờ đó giảm nguy cơ chuột rút.

– Thư giãn

Khi cơn chuột rút đã kết thúc, tiếp tục thực hiện động tác giãn cơ nhẹ nhàng. Đây là cách tăng khả năng hồi phục cho cơ bắp chân. Hoặc bạn cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng để giúp cơ bắp chân trở lại trạng thái bình thường, giúp máu lưu thông tốt hơn để không tái diễn chuột rút.

Động tác giúp kéo giãn, tăng khả năng hồi phục cho cơ bắp chân

Động tác giúp kéo giãn, tăng khả năng hồi phục cho cơ bắp chân

– Can thiệp y khoa

Tuy đại đa số trường hợp chuột rút bắp chân thường không nguy hiểm và có thể tự hết sau vài phút, tự khắc phục tại nhà; nhưng nếu gặp phải những triệu chứng sau thì bạn cần có sự chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ:

+ Chuột rút trong thời gian dài, thường xuyên diễn ra.

+ Chuột rút kèm sưng, đỏ, đau kéo dài,…

+ Chuột rút sau chấn thương hoặc trong thời kỳ điều trị bệnh lý.

+ Sau khi bị chuột rút có cảm giác chân yếu hoặc mất hoàn toàn cảm giác.

Chuột rút bắp chân là kết quả tác động của nhiều nguyên nhân. Tình trạng này điều trị không quá phức tạp nên người bệnh hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa, tìm đúng nguyên nhân để biết cách khắc phục tối ưu nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Cơ – xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch khám nhanh chóng.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo