1. Như thế nào thì gọi là tăng xông?
Tăng xông là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch cao hơn mức bình thường lúc tim bơm máu đi khắp cơ thể. Bệnh diễn biến âm thầm và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thị lực, tim, thận, não,…. Nếu huyết áp không được phát hiện và kiểm soát sẽ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… tính mạng bệnh nhân bị đe dọa.
Huyết áp của một người được đo qua hai chỉ số là huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp được xác định là cao hơn bình thường khi:
- Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên.
- Huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Những trường hợp huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg sẽ được chẩn đoán là tiền tăng huyết áp. Người bệnh có thể chưa được chỉ định dùng thuốc nhưng cần phải theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên kết hợp nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu chỉ số vượt ngưỡng này thì người bệnh đã bị cao huyết áp và can thiệp điều trị sớm để kiểm soát tình trạng.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của tăng xông
Việc xác định nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng đối hiệu quả điều trị bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải hiểu rõ các triệu chứng nếu bị tăng xông để nhận biết và có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời.
2.1 Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tăng xông rất đa dạng có thể kể đến là:
- Cao huyết áp nguyên phát thường có liên quan đến yếu tố di truyền, tỷ lệ nam lớn tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao.
- Cao huyết áp thứ phát chủ yếu do bệnh lý về thận hay bệnh nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm độc thai nghén ở thai phụ,… Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, tuổi tác, di truyền,… cũng được xem là lý do dẫn đến tăng huyết áp thứ phát.
2.2 Biểu hiện khi bị tăng xông như thế nào?
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh tăng xông thường rất mơ hồ hoặc không có triệu chứng, dễ dẫn đến nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường khiến nhiều người chủ quan và không chủ động đi khám sớm. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì hầu hết tình trạng đã chuyển sang mức độ nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Một số triệu chứng chính khi bị tăng huyết áp là:
- Đau đầu đi kèm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ, mặt nóng, đỏ bừng.
- Đi đứng không vững, dễ té ngã, ngất xỉu.
- Đau tức ngực, khó thở.
Mức độ nặng có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết, chảy máu cam, tiểu máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… và nặng nhất là tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
3. Biện pháp điều trị và chế độ chăm sóc bệnh nhân bị tăng xông
Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tăng huyết áp thích hợp.
3.1 Điều trị
Những phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến hiện nay là:
- Những bệnh nhân tăng huyết áp mức độ nhẹ, không có bệnh lý nền thì phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt kết hợp luyện tập để kiểm soát huyết áp. Đồng thời, bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe và huyết áp thường xuyên. Nếu sau 3 tháng, kết quả không cải thiện bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc.
- Trường hợp tăng huyết áp mức độ 2 và 3 hoặc huyết áp có đi kèm bệnh tim mạch thì bệnh nhân cần sử dụng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống liên tục trong vòng 3 tháng.
Thuốc kiểm soát huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Thuốc chẹn beta giao cảm.
- ACEI – ức chế men chuyển.
- ARB – ức chế thụ thể Angiotensin II.
- Thuốc chẹn kênh Canxi.
- Thuốc lợi tiểu.
3.2 Chế độ chăm sóc
Chế độ dinh dưỡng, vận động và thói quen hàng ngày là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tốt bệnh huyết áp. Để duy trì huyết áp ở mức an toàn, người bệnh cần chú ý:
- Kiểm soát cân nặng, nếu đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì thì cần giảm cân bằng những phương pháp khoa học.
- Tăng cường rau, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm ít béo, cholesterol, giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày tránh huyết áp tăng đột ngột, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.
- Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bệnh và kể cả khi chỉ số huyết áp đã được kiểm soát.
- Mỗi ngày nên duy trì tối thiểu 30 phút tập thể để cải thiện chỉ số huyết áp, tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Giảm stress, cân bằng giữa chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, tránh thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài,…
Khi bị tăng xông, bên cạnh việc tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ thì việc thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể giúp kiểm soát bệnh tốt, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe bất thường kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng, bao gồm cả huyết áp. Từ đó lên kế hoạch can thiệp sớm, tăng hiệu quả điều trị.
Nếu bạn chưa biết nên kiểm tra sức khỏe hay kiểm soát và tăng huyết áp ở đâu thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe từng bệnh nhân. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị thích hợp cùng chế độ chăm sóc để giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.