Tìm hiểu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1. Vai trò của giấc ngủ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ do trẻ chưa thích nghi được với môi trường ánh sáng cũng như vẫn còn duy trì thói quen nhắm mắt như lúc còn trong bụng mẹ. Không dừng lại đó, ngủ cũng là cách để thúc đẩy sự phát triển của bé bởi giấc ngủ mang đến những lợi ích sau.

  • Tăng cường miễn dịch, bé khỏe mạnh hơn, ít nhiễm bệnh hơn.
  • Phát triển hệ thần kinh trung ương, bé thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn.
  • Thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, bé trở nên cao lớn vượt trội.
  • Ngủ giúp bé thoải mái về tinh thần, ít quấy khóc, khó chịu.

Tóm lại, trẻ ngủ đúng giờ và ngon giấc sẽ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ, Ngược lại, trẻ có giấc ngủ lộn xộn, thất thường không chỉ chậm phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến não bộ và hành vi. Đó là lý do nhiều người quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như các biện pháp giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ ngon giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển tốt
Giấc ngủ ngon giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển tốt

2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?

Đối với câu hỏi này, tùy thuộc vào từng giai đoạn của trẻ mà chúng ta có câu trả lời cụ thể.

2.1 Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ ngủ rất nhiều, hầu như chỉ thức dậy lúc đói, đi tiểu tiện hoặc đi tắm. Thời gian ngủ của trẻ là 18 tiếng/ngày, chia đều 9 tiếng cho ban ngày và 9 tiếng cho ban đêm. Lưu ý, trẻ ngủ nhiều nhưng giấc ngủ thường ngắn, trẻ sẽ thức giấc nhiều lần để bú sữa. Việc này có thể làm mẹ cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, nhất là vào ban đêm, trẻ thức giấc liên tục 2 – 3 lần.

2.2 Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ vẫn còn ngủ nhiều, khoảng 14 – 16 tiếng/ngày, tuy nhiên, số lần trẻ thức giấc để bú sữa có xu hướng giảm. Ban đêm, trẻ chỉ thức dậy khoảng 1 – 2 lần, một số trẻ thậm chí ngủ liền mạch đến sáng. Vì lúc này trẻ đã phân biệt được ngày và đêm nên mẹ có thể thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé.

2.3 Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ nhỏ 6 – 8 tháng tuổi có nhiều khác biệt so với thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Cụ thể, trẻ giai đoạn này ngủ khoảng 14 tiếng/ngày, trong đó, dành 3 – 4 tiếng cho các giấc ngủ ban ngày và 8-12 tiếng cho giấc ngủ ban đêm. Đặc biệt, trẻ có thể ngủ xuyên đêm nên mẹ sẽ đỡ vất vả hơn, có được giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt để chuẩn bị cho việc quay trở lại công việc và cuộc sống trước đây.

2.4 Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi

Khi trẻ gần 1 tuổi, thời gian ngủ còn khoảng 12 – 14 tiếng/ngày. Ban ngày, trẻ có 2 giấc ngủ ngắn vào sáng và trưa, mỗi giấc khoảng 1 tiếng. Ban đêm, trẻ ngủ liên tục 10 – 12 tiếng. Đặc biệt, trẻ có thể tự ngủ mà không cần ba mẹ hay người chăm sóc hỗ trợ. Tuy nhiên, do trẻ có nhiều “bước tiến” trong giai đoạn này, chẳng hạn như tập đứng, tập nói bập bẹ, tiếp nhận những điều mới mẻ từ thế giới xung quanh nên trẻ sẽ khó vào giấc hơn bình thường.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác nhau từng giai đoạn
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác nhau từng giai đoạn

3. Bí quyết để trẻ có giấc ngủ ngon

Ngoài việc đảm bảo cho trẻ ăn đủ no, đủ dưỡng chất để trẻ có thể ngủ xuyên đêm sớm nhất có thể, ba mẹ có thể áp dụng những cách sau để bé yêu có được giấc ngủ chất lượng, đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe tinh thần và thể chất.

3.1 Tập trẻ phân biệt ngày và đêm

Như đã nói, trẻ sơ sinh vẫn giữ thói quen “sinh hoạt” như trong bụng mẹ và chưa thích nghi với môi trường ánh sáng bên ngoài. Vì vậy, có trường hợp bé bị lẫn lộn ngày đêm, ban ngày ngủ nhiều, ban đêm thức giấc. Tình trạng này vừa ảnh hưởng sức khỏe của bé, vừa làm mẹ mệt mỏi.

Đó là lý do ba mẹ cần tập cho bé phân biệt ngày đêm bằng cách ban ngày, cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng và trò chuyện, tương tác với bé nhiều hơn. Ngược lại, ban đêm, để bé trong không gian tĩnh lặng, ánh sáng tối thiểu. Việc này được thực hiện lặp đi lặp lại sẽ giúp bé không còn nhầm lẫn ngày và đêm.

3.2 Tạo thói quen cho bé trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy cho bé bú sữa thật no, hoặc tắm rửa sạch sẽ cho bé, thay đồ ngủ rồi đặt bé vào không gian quen thuộc (giường ngủ, cũi ngủ,…). Bằng cách này, bé sẽ hình thành được thói quen sau những việc này là sẽ đi ngủ, thậm chí, bé có thể tự ngủ mà không cần ai hỗ trợ.

Mẹ hãy cho bé bú no trước khi đi ngủ
Mẹ hãy cho bé bú no trước khi đi ngủ

3.3 Đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát

Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, ba mẹ cũng cần chọn những bộ đồ ngủ rộng rãi và thoáng mát cho bé. Mùa hè, cho bé mặc quần áo cộc tay; mùa đông, thay bằng quần áo dài tay, nhưng vẫn đảm bảo chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. Không quấn bé nhiều lớp hay mặc những bộ quần áo chật chội, bí bách để tránh làm bé nóng nực, khó chịu trong khi ngủ.

3.4 Phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng

Điều này là rất quan trọng để mang đến giấc ngủ chất lượng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phòng ngủ của bé phải sạch sẽ, được dọn dẹp và lau chùi thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn làm bé dị ứng, viêm nhiễm hô hấp. Ngoài ra, không gian đảm bảo thoáng mát để tránh gây cảm giác ngột ngạt, nóng bức. Đặc biệt, ánh sáng phòng ngủ không quá chói, quá mạnh và không gian phải yên tĩnh để tránh làm bé giật mình, thức giấc giữa chừng.

Đảm bảo phòng ngủ của bé sạch sẽ và thông thoáng
Đảm bảo phòng ngủ của bé sạch sẽ và thông thoáng

Trên đây là những chia sẻ giúp ba mẹ nắm được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như cách để bé có giấc ngủ ngon. Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên khó ngủ, nghi ngờ do vấn đề về sức khỏe, hãy đưa bé đến Khoa Nhi.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo