Cơ chế tự miễn trong bệnh viêm màng bồ đào do tinh thể xơ hóa

Thị giác của chúng ta là bộ phận rất dễ tổn thương khi hệ miễn dịch không đủ khả năng bảo vệ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Thông thường, mắt sử dụng cơ chế tự miễn riêng để bảo tồn tế bào mô và chức năng tế bào khi bị xâm nhập. Khi xuất hiện viêm thì hiện tượng đó được gọi là bệnh viêm màng bồ đào. Sau đây là một số vấn đề tổng quan về viêm màng bồ đào và cơ chế tự miễn do tinh thể xơ hóa.

1. Các khái niệm lâm sàng về viêm màng bồ đào

Thị giác là một trong 5 giác quan có vai trò quan trọng với mọi hoạt động cảm nhận của con người. Tuy nhiên, điều đó khiến số lượng bệnh lý về thị lực tăng cao. Do vậy, hệ miễn dịch của mắt là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Theo phân tích, hệ thống miễn dịch tại mắt rối loạn sẽ xuất hiện biểu hiện lâm sàng mang tên bệnh viêm màng bồ đào.

Viêm màng bồ đào được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm mạch máu màng bồ đào tại mắt; bao gồm mống, mi, màng tế bào và các mao mạch. Tuy nhiên, các cấu trúc lân cận như võng mạc, thần kinh thị giác, thể thủy tinh và màng cứng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Do vậy, mọi tổn thương xung quanh mắt dẫn đến viêm đều được đưa vào nhóm rối loạn chức năng.

Về mặt lâm sàng, viêm màng bồ đào được phân loại theo cấu trúc giải phẫu. Tùy thuộc từng cấu trúc, ta có viêm màng bồ đào trước, trung gian hay thành sau,… Theo phân tích về mặt sinh học, mọi vấn đề cốt lõi đều xuất hiện từ viêm. Các protein tiết dịch làm cho môi trường xung quanh mờ đục, trong khi mắt lại có môi trường trong suốt nên dẫn đến lóa hay đục thủy tinh thể. Đánh giá lâm sàng võng mạc và các mạch sẽ giúp xác định mức độ viêm của mắt.

Viêm màng bồ đào được nghiên cứu trên động vật có xuất hiện sự hỗ trợ của cơ chế tự miễn. Tuy nhiên, cơ chế đó vẫn chưa được phân tích cụ thể để xác định chính xác. Các nhà nghiên cứu đánh giá khoảng 25 – 30% viêm màng bồ đào có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch hoặc tự viêm toàn thân.

2. Cơ chế tự miễn diễn ra thế nào?

Viêm màng bồ đào được phân loại theo nhiễm trùng hoặc không lây nhiễm. Đôi khi, cả hai sẽ tồn tại cùng nhau tùy vào từng trường hợp tình trạng bệnh. Chính vì điều đó, khả năng của cơ chế tự miễn cũng có sự khác nhau rõ rệt trong mỗi trường hợp. Khi khả năng tự miễn suy giảm, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên. Dựa trên nhiều kết quả khác nhau, khả năng đáp ứng miễn dịch có phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Trong trường hợp tự miễn ở những nơi kháng nguyên không loại bỏ hoàn toàn được tế bào viêm, tình trạng viêm sẽ kéo dài.

Trong võng mạc, sau khi xuất hiện viêm, quá trình tái cân bằng tự miễn sẽ diễn ra nhờ nhiều tế bào miễn dịch. Lúc này, tầm quan trọng của các tế bào bạch huyết bẩm sinh vẫn chưa được chú ý tới. Trong quá trình phản ứng với tác nhân gây bệnh, các tế bào gây nên tác động xấu sẽ bị loại bỏ để xử lý vị trí nhiễm trùng.

3. Vai trò của tế bào T trong miễn dịch tinh thể xơ hóa

Trong quá trình tự viêm hay cơ chế tự miễn, mắt đều chịu một số ảnh hưởng nhất định. Dựa trên phát triển y khoa, tình trạng tự viêm có ảnh hưởng nhiều đến yếu tố miễn dịch bẩm sinh. Các tổn thương tại võng mạc sẽ khó tìm ra khác biệt nhưng khi được phân tích phóng đại hàng trăm lần trên kính hiển vi, ta có thể quan sát nó.

Cơ chế tự miễn vô căn phát sinh sau khi tế bào lympho T được mở rộng . Dựa trên kết quả thí nghiệm, sự kích hoạt này có thể ảnh hướng đến cả các cơ quan ở vị trí rất xa. Khi tế bào T có khả năng gây bệnh ở ngoại vi, khả năng tiếp cận môi trường miễn dịch nằm dưới sự kiểm soát của các kháng nguyên liên kết tế bào. Sau đó, một số tín hiệu quan trọng sẽ kích hoạt giúp tế bào điều hòa hạn chế quá trình viêm trong các mô.

Viêm màng bồ đào có 2 loại là nhiễm trùng và không lây nhiễm

4. Kiểm soát chức năng tế bào để hạn chế ảnh hưởng của bệnh viêm màng bồ đào

Võng mạc và màng mạch được bao bọc bởi một lớp mô tế bào do tế bào tủy tạo ra giúp duy trì sức khỏe miễn dịch. Đồng thời, nó cũng bảo vệ cho sự mỏng manh của võng mạc để không ảnh hưởng đến thị lực. Kiểm soát chức năng tế bào có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phát hiện và đẩy lùi các tế bào xấu, đồng thời chữa trị tổn thương kịp thời.

Viêm màng bồ đào thường xuất hiện viêm nhiễm tập trung và được phát hiện ở giai đoạn viêm cấp tính. Nhờ mô tế bào, các ngưỡng bảo vệ sẽ được kích hoạt để giảm tối đa những tổn thương không mong muốn. Do đó, động lực dẫn đến tổn thương là do kích hoạt ngăn tủy hoạt động. Sự cân bằng của các phản ứng sẽ giúp phục vụ cho quá trình điều chỉnh thông qua ức chế lympho T để loại bỏ nguy hiểm cùng tổn thương nhằm lấy lại trạng thái cân bằng.

5. Thông tin đánh giá nguy cơ xuất hiện bệnh lý trong hiện tại và tương lai

Phần lớn thông tin về bệnh viêm màng bồ đào được tìm thấy trên động vật. Cơ chế tự miễn cũng là tìm ra trên động vật nên có rất ít thông tin bệnh liên quan trực tiếp đến con người. Do đó, cơ chế tự miễn trên người sẽ có sự thay đổi nhất định và cần được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến viêm màng bồ đào vẫn là do nhiễm trùng diện rộng.

Nhiễm trùng có thể xâm nhập và mô mắt ảnh hưởng chức năng và dẫn đến viêm. Các nguyên nhân khác có thể đến từ bệnh giang mai, bệnh lao, bệnh sốt rét,… Hầu hết các thí nghiệm cho kết quả cho thấy chúng đều chịu ảnh hưởng của sự viêm nhiễm, tế bào T, tế bào B và đại thực bào.

Nhìn chung, bệnh viêm màng bồ đào có các cơ chế tự miễn vô cùng đa dạng. Các nghiên cứu phân tích trên nhiều mẫu máu đã cho thế nhiều kiểu gen khác nhau khi mà bệnh nhân đó có cũng chẩn đoán lâm sàng. Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu sẽ tăng khả năng viêm nội nhãn. Sự thay đổi cơ chế khi mắc bệnh viêm màng bồ đào có thể ngăn ngừa hay đảo ngược các tác động của triệu chứng viêm.

6. Phương pháp điều trị

Tuy viêm màng bồ đào xảy ra tại mắt nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác. Các phương pháp cũ nhằm kiểm soát bệnh lý lâm sàng đã chứng tỏ cơ chế phân tử phức tạp gây rối loạn niệu quản và cải thiện các bệnh đe dọa đến thị giác. Mặc dù các phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu phân tích bệnh lý nhưng với bệnh viêm màng bồ đào, các phương pháp này vẫn chưa đủ khả năng để tiếp cận.

Gần đây, các xác định protein gây rối loạn cân bằng đã được tiến hành đo lường và thống kê. Dịch mắt và protein huyết thanh cũng được đưa vào nghiên cứu phân tích. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm ra ảnh hưởng nào của protein dẫn đến viêm nội nhãn hay bệnh lý viêm màng bồ đào. Ngoài ra, từ phân tích tế bào máu đơn bào, đã xuất hiện vài ứng dụng cho bệnh viêm màng bồ đào.

Viêm màng bồ đào gây tác động lớn đến các cơ quan khác

7. Mục tiêu liệu pháp hướng tới

Dựa trên những kết quả nghiên cứu, các bác sĩ hy vọng trong tương lai sẽ tìm ra cơ chế và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Các kết quả hiện nay vẫn đang tiếp nối hy vọng nhưng còn tồn tại quá nhiều nghi vấn về bệnh lý. Trong tương lai, có thể mục tiêu chúng ta hướng tới chính là phương pháp tiếp cận tổ hợp giúp điều trị dứt điểm những căn bệnh có liên quan đến nhau.

Tuy rằng hiện tại, bệnh viêm màng bồ đào vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn chưa thể giải thích nhưng trong tương lai, các nhà nghiên cứu chắc chắn sẽ tìm và có cách loại bỏ chúng.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo: matsaigon.com, jieh.vn, benhvien103.vn, benhvienmatsaigon.com.vn, matvietnga.com, ncbi.nlm.nih.gov

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo