1. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc kích ứng một cách bất ngờ khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội, dai dẳng.
Không giống như dạ dày mạn tính, các cơn đau của khi bị dạ dày cấp thường xuất hiện một cách bất ngờ. Đặc biệt hiện nay, tỷ lệ các ca bệnh viêm dạ dày cấp tính tại các quốc gia đang phát triển tương đối cao.
2. Các triệu chứng nhận biết
Đa số các ca bệnh viêm dạ dày cấp đều không có các triệu chứng quá đặc trưng hoặc đáng được chú ý nhưng vẫn có thể nhận biết nhờ một số biểu hiện từ mức độ nhẹ cho đến nặng như sau:
- Bị đau bụng ở thượng vị.
- Chán ăn.
- Bị khó tiêu và đầy hơi hoặc ợ hơi sau mỗi bữa ăn.
- Buồn nôn và có thể bị nôn sau ăn.
- Bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen (nhìn giống bã cà phê),…
3. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Viêm dạ dày cấp do nhiều tác nhân gây nên:
- Do nhiễm vi khuẩn: Helicobacter Pylori là nguyên nhân phổ biến, chiếm đến 2/3 các ca bệnh trên thế giới.
- Các phản ứng chống lại những tác nhân gây kích ứng như trào ngược mật, tiêu thụ nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc không steroid, bổ sung quá nhiều sắt,…
- Bị rối loạn hệ miễn dịch: Về lâu dài, hàng rào bảo vệ của bao tử sẽ bị mài mòn dẫn đến dạ dày cấp, thường phổ biến với các trường hợp bị tiểu đường type 1, người mắc Hashimoto hoặc bị thiếu vitamin B12,…
- Gặp vấn đề về mạch máu: Những dị dạng hoặc biến chứng từ mạch máu, chứng suy tim mãn tính đều có thể tác động đến lưu lượng máu đưa đến dạ dày. Với một số trường hợp, đây cũng là nguyên nhân khiến viêm bao tử cấp tính xuất hiện.
- Chứng thiếu máu cục bộ: Nếu lưu lượng máu mang đến dạ dày không đáp ứng đủ có thể khiến tình trạng viêm loét diễn ra.
- Do dị ứng hoặc bị ngộ độc thực phẩm: Tình trạng này sẽ gây kích ứng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày do bạch cầu tăng cao.
- Do mắc bệnh u hạt: Theo đó, tình trạng viêm bao tử cấp cũng có thể là biến chứng từ bệnh lý u hạt.
- Một số bệnh lý khác cũng có thể gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp như bệnh Crohn, bị sỏi mật hoặc những vấn đề có liên quan đến túi mật,….
4. Các biện pháp chẩn đoán
- Thăm khám lâm sàng, trao đổi về biểu hiện và tiền sử bệnh.
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
- Kiểm tra HP thông qua xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt.
- Kiểm tra tình trạng máu có ở trong phân thông qua các xét nghiệm về phân.
- Nội soi dạ dày.
- Siêu âm ổ bụng.
- Chụp X-quang.
- Sinh thiết mô dạ dày (nếu cần).
5. Phương pháp điều trị
Khi đã có kết quả chẩn đoán, tùy theo từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Người bệnh thường sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc điều trị dạ dày cấp như:
- Thuốc kháng acid giúp trung hòa nồng độ acid có trong dạ dày.
- Nhóm thuốc kháng H2: Cần được uống trước khi ăn khoảng 10 đến 60 phút nhằm làm giảm quá trình sản xuất acid ở trong dạ dày.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế lại quá trình sản sinh acid dạ dày. Loại thuốc này chỉ nên dùng với liều lượng 1 lần/ngày và không được dùng hơn 14 ngày.
- Thuốc kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Các loại kháng sinh có thể sẽ được kê đơn cùng những loại kể trên. Phác đồ điều trị khi có đi kèm thuốc kháng sinh sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 14 ngày.
Lưu ý: các thông tin về thuốc được đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đi thăm khám cụ thể và dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Phòng ngừa bệnh lý như thế nào?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng để làm dịu những cơn dạ dày. Việc có lối sống khoa học, điều độ và lành mạnh cũng giúp phòng ngừa bệnh lý tốt hơn, cụ thể:
- Không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn, có chất kích thích như bia, rượu, caffeine,…
- Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn những món ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ hoặc acid,…
- Nên phân chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Không thức khuya, hạn chế căng thẳng và cần biết cách điều chỉnh tâm trạng.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày.
- Cần hình thành thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn để phòng ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công vào cơ thể.
- Nếu sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid thì cần dùng theo đơn, đúng liều lượng mà bác sĩ đã đưa, không lạm dụng dùng thường xuyên. Khi sử dụng thuốc, bạn cần ăn uống đầy đủ và uống thêm nhiều nước ấm.
Trên đây là tổng hợp những nội dung cơ bản về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức trong việc phòng tránh và hỗ trợ việc điều trị một cách tốt nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.