Chỉ số SaO2 là gì? – Vai trò trong chẩn đoán bệnh suy hô hấp

1. Chỉ số SaO2 là gì? 

SaO2 (Functional Oxygen Saturation) là chỉ số thể hiện độ bão hòa oxy trong động mạch. Đây là chỉ số thường gặp khi xét nghiệm khí máu và cân bằng acid – base. SaO2 kết hợp với một số thông số khác như PaO2, PaCO2, AaDO2,… để đánh giá tình trạng suy hô hấp. 

Giá trị bình thường của chỉ số SaO2 

SaO2 được tạo nên từ sự kết hợp giữa oxy và hemoglobin. Cơ thể bình thường sẽ có giá trị trung bình là 95 – 97%. Để xác định các thông số khí máu, cán bộ y tế sẽ lấy máu từ động mạch (thường là động mạch quay, động mạch trụ, động mạch cánh tay hoặc động mạch đùi). Trong quá trình thực hiện, máu không được tiếp xúc với không khí để đảm bảo độ chính xác của kết quả. 

Ngoài việc tìm hiểu chỉ số SaO2 là gì thì bạn cũng nên biết các chỉ số khí máu và cân bằng acid – base còn lại như: 

  • PaO2 là chỉ số phân áp của oxy máu lên động mạch. Giá trị bình thường dao động từ 85 – 100 mmHg. 
  • PaCO2 là chỉ số phân áp của CO2 máu lên động mạch. Giới hạn bình thường là từ 30 – 50 mmHg. 
  • AaDO2 là chỉ số thể hiện độ chênh lệch oxy giữa phế nang với động mạch. Giá trị bình thường sẽ có sự khác nhau tùy độ tuổi. 
  • pH máu động mạch bình thường sẽ nằm trong giới hạn là 7,38 – 7,42.
  • HCO3- là hàm lượng Bicarbonat trong huyết tương. Giá trị bình thường sẽ gồm: AB = 25 mmol/l và SB = 24 ± 2 mmol/l. 
  • T. CO2 là CO2 toàn phần trong máu. Người bình thường, nồng độ CO2 toàn phần dao động từ 25 – 30 mmol/l. Nếu sức khỏe bất thường thì T.CO2 = Giá trị bình thường + BE (Độ chênh lệch giữa base người bệnh và người bình thường). 

SaO2 là một trong những căn cứ để chẩn đoán tình trạng suy hô hấp

SaO2 là một trong những căn cứ để chẩn đoán tình trạng suy hô hấp

Phân biệt SpO2 và SaO2

Có rất nhiều người vì chưa hiểu rõ chỉ số SaO2 là gì nên đôi khi bị nhầm lẫn với chỉ số SpO2. Thực tế, cả hai chỉ số SaO2 và SpO2 đều thể hiện độ bão hòa O2 trong máu động mạch nhưng khác nhau về phương pháp đo. Vì vậy mức độ chính xác của kết quả cũng sẽ khác nhau. 

  • SaO2 được đo thông qua xét nghiệm khí máu nên kết quả thu được phản ánh chính xác độ bảo hòa oxy ở động mạch. 
  • SpO2 được đo thông qua oxy kế theo mạch đập. Kết quả thu được của phương pháp này sẽ không chính xác trong trường hợp bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến hemoglobin. Những tế bào hồng cầu bất thường trong máu không thể phát hiện thông qua oxy kế theo mạch đập. 

SaO2 được kiểm tra qua xét nghiệm khí máu nên độ chính xác cao

SaO2 được kiểm tra qua xét nghiệm khí máu nên độ chính xác cao

2. Ý nghĩa chỉ số SaO2 đối với bệnh suy hô hấp 

SaO2 là một trong những căn cứ để bác sĩ chẩn đoán tình trạng và xác định mức độ suy hô hấp của bệnh nhân. Giá trị chỉ số SaO2 cũng như các thông số khí máu và cân bằng acid – base trong trường hợp suy hô hấp cấp – mạn tính là: 

  • Suy hô hấp cấp tính khi PaO2 50 mmHg, PaCO2 > 60 mmHg và SaO2 95%. Đồng thời pH giảm mạnh, giá trị HCO3- và CO2 toàn phần tăng, BE > 2. Thường gặp với những trường hợp tắc nghẽn khí quản, tổn thương sọ não, biến chứng thuốc mê, chấn thương ngực, viêm phổi bội nhiễm, hít phải khí độc, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi,…
  • Suy hô hấp mạn tính khi PaO2 60 – 70 mmHg, PaCO2 > 50 – 60 mmHg và SaO2 80 – 90%. Đồng thời, nồng độ pH giảm, giá trị HCO3- và BB tăng, BB dương tính. Thường gặp trong trường hợp giảm thông khí phế nang, viêm phế quản, phổi, lao, ung thư phổi, COPD, nhiễm độc khí, dị dạng lồng ngực, vẹo cột sống,… 

Suy hô hấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động hầu hết cơ quan như tim, phổi, thận, thần kinh, tiêu hóa,… Trường hợp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, việc xét nghiệm khí máu động mạch sớm là cần thiết để giúp phát hiện kịp thời trình trạng suy hô hấp và lên phương án chữa trị hiệu quả nhất. 

Suy hô hấp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Suy hô hấp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

3. Xét nghiệm khí máu động mạch khi nào? 

Để xác định các chỉ số SaO2, PaO2, PaCO2,… thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch. Loại xét nghiệm này thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp, nghi ngờ mắc bệnh lý về phổi, thận, hoặc chuyển hóa và trao đổi chất. 

Những bệnh nhân bị chấn thương đầu, cổ và có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm phân tích khí máu động mạch. Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh có triệu chứng khó thở được yêu cầu thực hiện xét nghiệm này để sàng lọc các rối loạn hô hấp tiềm ẩn. Mẫu xét máu xét nghiệm sẽ được lấy từ cuống rốn của trẻ. 

Nếu có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy hô hấp như khó thở, lõm vùng ngực, niêm mạc tím tái, trẻ nhỏ thở phập phồng cánh mũi,… thì tốt nhất nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng và đưa ra biện pháp điều trị nếu cần thiết nhằm tránh trường hợp suy hô hấp biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bạn đang cần một địa chỉ uy tín để thăm khám các vấn đề liên quan đến hô hấp thì xét nghiệm khí máu động mạch đo chỉ số SaO2 thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là gợi ý không nên bỏ qua. MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. 

Nơi đây không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cán bộ, nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo, thái độ phục vụ ân cần với từng bệnh nhân mà còn trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, các khu khám bệnh, khu chức năng đều riêng biệt. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế của MEDLATEC đảm bảo giúp khách hàng thực hiện các kiểm tra nhanh chóng với độ chính xác cao. 

Đông đảo khách hàng thăm khám tại MEDLATEC

Đông đảo khách hàng thăm khám tại MEDLATEC

Trong quá trình thăm khám và điều trị, nếu bệnh nhân có thắc mắc như chỉ số SaO2 là gì hoặc vấn đề liên quan sức khỏe, bác sĩ sẽ hỗ trợ tư vấn cụ thể để người bệnh và thân nhân yên tâm. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC sẽ có nhân viên hỗ trợ.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo