Hen phế quản và cách điều trị, phòng ngừa, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe

1. Tổng quan về hen phế quản

Hen phế quản là tên gọi khác của hen suyễn. Đây là bệnh lý hô hấp mạn tính khiến đường thở bị viêm, co thắt, phù nề làm người bệnh lên cơn khó thở, nhất là khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc khi trải qua cảm xúc mạnh. Ngoài khó thở, người bệnh còn bị đau tức ngực, ho nhiều, khạc và nôn ra đờm, khó nói chuyện, da nhợt nhạt, vã mồ hôi,… 

Hen phế quản có tính chất di truyền. Ngoài ra, người có tiền sử bị nhiễm virus nặng, chẳng hạn virus RSV hoặc người làm việc trong môi trường đặc thù (khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, gia công đồ gỗ,…) cũng có thể dễ mắc hen phế quản. 

Hen phế quản khiến người bệnh khó thở, ho, tức ngực

Hen phế quản khiến người bệnh khó thở, ho, tức ngực

2. Hen phế quản và cách điều trị

Các biến chứng nguy hiểm mà người bị hen phế quản có thể gặp phải là tâm phế mạn, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, ngưng thở, đột tử. Dưới đây là hen phế quản và cách điều trị để kiểm soát bệnh và phòng tránh các biến chứng này.

Dùng thuốc giãn phế quản

Đây là một trong những cách điều trị được áp dụng nhiều nhất để cắt cơn hen. Tác dụng của thuốc giãn phế quản là làm các cơ xung quanh khí phế quản được giãn ra, đường thở được mở rộng, nhờ đó, người bệnh dễ thở hơn, cắt được cơn khó thở.

Thuốc thường được dùng dưới dạng phun sương (khí dung) hoặc dạng hít, thành phần chứa salbutamol hoặc terbutalin. Trường hợp hen phế quản nhẹ và cơn hen xảy ra do co thắt phế quản thường được chỉ định dùng thuốc này.

Dùng Corticosteroid dạng hít

Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc giãn phế quản nói trên, bác sĩ có thể thay thế bằng Corticosteroid dạng hít. Tác dụng của thuốc là ức chế tạo đờm nhớt, giảm sưng tấy đường thở, qua đó, kiểm soát tốt các cơn hen. Thuốc có thể dùng hằng ngày theo liệu trình từ bác sĩ để trị bệnh lâu dài. 

Điều trị hen phế quản bằng Corticosteroid dạng hít

Điều trị hen phế quản bằng Corticosteroid dạng hít

Uống hoặc tiêm Corticosteroid

Trường hợp hen phế quản nặng, ngoài Corticoid dạng hít, người bệnh có thể cần sử dụng tới dạng tiêm hoặc uống để nhằm cắt cơn hen cấp tính. 

Uống thuốc kháng Leukotriene

Đây là thuốc điều trị dự phòng, thích hợp cho người bị hen phế quản từ nhẹ đến nặng. Thuốc thường được dùng ban đêm, trước khi đi ngủ. Mỗi ngày uống 1 lần, liều dùng theo độ tuổi và cân nặng, thời gian dùng có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định, điều chỉnh thời gian dùng phù hợp. 

Tóm lại, hen phế quản không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể kiểm soát tốt nếu người bệnh thăm khám định kỳ và tuân thủ tốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nguyên tắc khi điều trị hen phế quản là dùng thuốc cắt cơn hen và dùng thuốc dự phòng, kiểm soát cơn hen. Ngoài ra, nếu cần thiết, có thể dùng thuốc tăng cường miễn dịch. 

Ngay cả khi bệnh đã được kiểm soát, vẫn thực hiện việc tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và đánh giá chức năng hô hấp, từ đó thay đổi, điều chỉnh thuốc cho hợp lý.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

3. Hen phế quản và cách phòng ngừa

Ngoài sử dụng thuốc và tuân thủ việc tái khám, người bị hen phế quản có thể phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau.

Tránh tác nhân gây hen suyễn

Có rất nhiều tác nhân gây hen suyễn mà người bệnh cần tránh tiếp xúc, bao gồm bụi bẩn, khói thải, phấn hoa, lông thú, thuốc lá, mùi sơn, hóa mỹ phẩm,… Nói chung, bất kỳ yếu tố nào làm người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa mũi, hắt xì, ho thì càng tránh xa càng tốt.

Giữ gìn không gian sống

Vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc,… thường tích tụ nhiều trong chăn ga gối nệm, rèm cửa, thảm trải sàn, quạt, điều hòa, hộc tủ, sofa,… Do đó, cần lau dọn, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để không gian sống luôn sạch sẽ. Hàng ngày, nên mở cửa sổ ban công để không khí được lưu thông, nhà cửa được thông thoáng. 

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Đây là cách đơn giản để phòng hen suyễn và các bệnh hô hấp. Khi ra ngoài, hãy luôn đeo khẩu trang che kín miệng và mũi. Việc này giúp ngăn ngừa khói bụi, bụi bẩn trong môi trường theo đường thở xâm nhập vào trong cơ thể. Đồng thời, nếu chẳng may tiếp xúc với người đang mắc bệnh cũng tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, virus.

Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để chủ động phòng bệnh

Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để chủ động phòng bệnh

Chú ý vệ sinh cá nhân 

Điều này là rất quan trọng với trẻ nhỏ. Trẻ cần được hướng dẫn và thực hiện rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi học hoặc đi chơi về, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt xì mà trẻ dùng tay che miệng và mũi. Móng tay của trẻ cũng cần được cắt tỉa gọn gàng và giữ sạch sẽ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Đây không chỉ là cách phòng bệnh hen suyễn mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. Để tăng cường miễn dịch, chú ý ăn đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Nếu muốn bổ sung vitamin qua đường uống, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã nắm được hen phế quản và cách điều trị, phòng ngừa. Như vậy, bệnh nhân hen phế quản có thể kiểm soát tốt tình trạng nếu tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện tái khám định kỳ. Nếu vẫn còn câu hỏi liên quan đến bệnh lý này hoặc cần tư vấn, thăm khám sức khỏe, quý khách hãy đến Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC để bác sĩ giải đáp. Để đăng ký sử dụng dịch vụ nhanh chóng, quý khách có thể gọi số hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tiếp nhận và hỗ trợ 24/7.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo