1. Thông tin khái quát về thuốc Gabapentin
Gabapentin là một loại thuốc chống động kinh, giảm đau thần kinh. Thuốc Gabapentin hiện được điều chế theo một số dạng như dạng viên nén, dạng viên nang, dạng dung dịch,… thành phần chính trong loại thuốc này là Gabapentin cùng các tá dược khác, phụ thuộc theo dạng điều chế cụ thể.
Hàm lượng Gabapentin trong thuốc có thể là 100mg, 300mg,… Trong đó, thường gặp nhất là Gabapentin 300mg.
2. Công dụng của thuốc Gabapentin
Tác dụng chính của thuốc Gabapentin là chống động kinh. Ngoài ra, loại thuốc này còn hỗ trợ điều trị đau do viêm dây thần kinh, chống cơn co cứng tứ chi sau khi bệnh nhân được làm sốc điện, ngăn chặn các cơn co giật do tác động của Pentylenetetrazol.
3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Gabapentin
3.1. Chỉ định
Hiện nay, thuốc Gabapentin thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Chỉ định đơn trong điều trị động kinh cục bộ ở người lớn, trẻ trên 12 tuổi.
- Hỗ trợ điều trị cơn động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ trên 3 tuổi.
- Điều trị bệnh lý liên quan đến chứng đau thần kinh cho người từ 18 tuổi trở lên như viêm dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh ở người bị đái tháo đường,…
3.2. Chống chỉ định
Gabapentin không sử dụng cho bất kỳ đối tượng nào dị ứng, quá mẫn với thành phần trong thuốc.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc Gabapentin
4.1. Liều dùng
4.1.1. Áp dụng trong điều trị chống động kinh
Trong điều trị chống động kinh, liều lượng Gabapentin áp dụng thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng.
a. Ở người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi
- Ngày thứ nhất: Uống 1 viên, tương đương 300mg/lần.
- Ngày thứ hai: Uống 2 viên, tương đương 300mg/lần, uống 2 lần.
- Ngày thứ ba: Uống 3 viên, tương đương 300mg/lần, uống 3 lần.
- Những ngày sau đó: Lần lượt tăng thêm 300mg/ngày cho đến khi đạt liều lượng tối đa không quá 4800mg/ngày, chia thành 3 lần uống/ngày hoặc 4 lần/ngày (khi liều dùng đạt mức tối đa).
Lưu ý, thời gian giữa hai lần uống thuốc liên tiếp trong ngày không quá 12 tiếng. Với người bị suy thận, liều dùng Gabapentin được điều chỉnh thay đổi theo mức độ thải Creatinin (Clcr). Cụ thể là:
- Khi Creatinin từ 50 đến 70ml/phút: Dùng 600 đến 1800mg/ngày, chia thành 3 lần uống.
- Khi Creatinin từ 30 đến 49 ml/phút: Dùng 300 đến 900 mg/ngày, chia thành 3 lần uống.
- Khi Creatinin từ 15 đến 29 ml/phút: Dùng 300 đến 600 mg/ngày, chia thành 3 lần, không duy trì liên tục mà uống cách ngày.
- Khi Creatinin nhỏ hơn 15ml/phút: Dùng 300mg/ngày, chia thành 3 lần, không duy trì liên tục mà uống cách ngày.
Còn với bệnh nhân thẩm phân máu, liều dùng mỗi ngày tương đương 300 đến 400 mg áp dụng cho lần đầu. Ở các lần tiếp theo, liều lượng có thể giảm xuống 200 đến 300mg sau khoảng 4 tiếng thẩm phân máu. Vào ngày không thẩm phân, bệnh nhân không nên sử dụng Gabapentin.
b. Trẻ 6 đến 12 tuổi
- Ngày thứ nhất: 10mg/kg (không quá 300mg), uống 1 lần/ngày.
- Ngày thứ hai: 10mg/kg (không quá 300mg), uống 2 lần/ngày.
- Ngày thứ ba: 10mg/kg (không quá 300mg), uống 3 lần/ngày.
- Những ngày tiếp theo: Duy trì 900mg/ngày nếu cân nặng của trẻ nằm trong khoảng 26 đến 36 kg. Nếu trẻ nặng từ 37 đến 50 kg, liều lượng dùng sẽ tương ứng 1200mg/ngày. Lưu ý, liều dùng tối đa không quá 70mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống/ngày.
c. Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi
- Ngày thứ nhất: 10mg/kg/ngày, uống 1 lần.
- Ngày thứ hai: 10mg/kg/ngày, uống 2 lần.
- Người thứ ba: 10mg/kg/ngày, uống 3 lần.
- Những ngày sau đó: 30 đến 70 mg//kg/ngày, chia thành 3 lần uống, điều chỉnh theo khả năng đáp ứng của trẻ.
4.1.2. Áp dụng trong điều trị đau do viêm dây thần kinh
- Liều dùng áp dụng cho người lớn: Tối đa không quá 1800mg/ngày, chia thành 3 lần uống.
- Liều dùng áp dụng cho người cao tuổi: Liều dùng thấp hơn người bình thường bởi chức năng của thận lúc này đã kém.
Lưu ý rằng các thông tin trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng Gabapentin tại nhà nếu chưa được bác sĩ kê đơn cụ thể.
4.2. Cách dùng
Thuốc Gabapentin được bổ sung theo đường uống. Bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng, thời điểm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5. Tác dụng phụ của Gabapentin
Sau đây là bảng tác dụng phụ khi dùng thuốc Gabapentin bạn đọc có thể tham khảo:
Tác dụng phụ thường gặp | Tác dụng phụ hiếm ít gặp | Tác dụng phụ hiếm gặp |
– Chóng mặt.
– Buồn ngủ. – Trí nhớ suy giảm. – Nhãn cầu bị rung. – Lo âu. – Trầm cảm. – Táo bón hoặc tiêu chảy. – Miệng bị khô. – Ho. – Mũi bị viêm. – Mắt nhìn kém. – Đau nhức cơ, các khớp. – Da nổi phát ban. – Mắt bị ngứa. -… |
– Mất trí nhớ.
– Mất khả năng giao tiếp. – Hay cáu gắt. – Mất dần khoái cảm. – Đau nhức đầu. – Hệ tiêu hóa rối loạn. – Vị giác thay đổi. – Miệng bị viêm. – Huyết áp tụt. – Hay cảm thấy hồi hộp. – Tăng cân không rõ nguyên nhân. – Gan có dấu hiệu sưng to. |
– Chức năng vận động suy giảm.
– Tăng khoái cảm. – Rối loạn tâm thần. – Ho, giọng khàn. – Dạ dày, đại tràng bị viêm. – Mắt bị ngứa. – Xét nghiệm cho thấy bạch cầu giảm. – Lên cơn sốt hoặc rét run. -… |
Bảng tổng hợp tác dụng phụ của thuốc Gabapentin
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Gabapentin có thể thay đổi theo cơ địa. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu khác lạ nào, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Gabapentin
6.1. Khả năng tương tác của thuốc
Gabapentin có khả năng tương tác với một số loại thuốc kháng acid, thuốc giảm đau morphin,… Do vậy nếu đang thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào, bạn đều phải thông báo chi tiết cho bác sĩ.
6.2. Xử lý khi uống quá liều
Thuốc Gabapentin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Vì thế ngày khi nhận ra vừa uống quá liều thuốc, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc thông báo với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
6.3. Đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc
Sau đây là một vài đối tượng cần thận trọng nếu có ý định sử dụng thuốc Gabapentin:
- Người đang hoặc bắt đầu sử dụng thuốc chống co giật, bởi Gabapentin có khả năng gây trầm cảm và nhiều tác dụng phụ khác.
- Người từng bị rối loạn tâm thần.
- Người bị suy giảm chức năng thận, đang trong quá trình thẩm phân máu; người thường xuyên vận hành máy móc, phương tiện giao thông.
- Người chuẩn bị làm xét nghiệm protein niệu (Gabapentin có thể gây hiện tượng dương tính giả).
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Gabapentin có khả năng tác động lên hệ thần kinh nên việc sử dụng loại thuốc này phải hết sức thận trọng. Tốt nhất nếu đang gặp vấn đề về thần kinh, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào tại nhà.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.