1. Thông tin khái quát về Pregabalin 50mg
Pregabalin là một dạng hoạt chất sở hữu cấu trúc gần giống chất ức chế thần kinh trung ương GABA. Hoạt chất này là thành phần quan trọng trong nhiều loại thuốc giảm đau, ức chế thần kinh như thuốc Pregabalin 50mg, Pregabalin 100mg, Pregabalin 150mg,… Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, MEDLATEC sẽ phân tích kỹ hơn về thuốc Pregabalin 50mg dạng viên nang cứng.
2. Công dụng của Pregabalin 50mg
Tác dụng chính của Pregabalin 50mg là giúp giảm đau thần kinh, hỗ trợ điều trị động kinh, giảm chứng rối loạn lo âu ở người trưởng thành.
3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Pregabalin
3.1. Chỉ định
Hiện nay, thuốc Pregabalin 50mg chủ yếu được chỉ định trong điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như:
- Kết hợp cùng một số loại thuốc chống co giật khác giúp điều trị động kinh cục bộ cho người lớn.
- Điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
- Giúp giảm cơn đau gây ra bởi bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên, đau sau khi bị nhiễm Herpes.
3.2. Chống chỉ định
Pregabalin 50mg chống chỉ định với đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Ngoài ra, người bị gặp vấn đề về dung nạp Galactose, người bị thiếu hụt Enzyme Lactase, người gặp khó khăn khi hấp thụ Glucose và Galactose cũng không nên dùng thuốc Pregabalin.
4. Liều dùng và cách dùng thuốc Pregabalin 50mg
4.1. Liều dùng
4.1.1. Đối với người trưởng thành
- Người cần điều trị động kinh cục bộ: Liều lượng ban đầu tương đương 150mg/ngày, tương ứng 3 viên/ngày. Tiếp đó, liều dùng có thể tăng lên 300mg đến 600mg/ngày (không quá 600mg/ngày).
- Người cần điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa: Liều lượng ban đầu là 3 viên/ngày. Ở giai đoạn sau đó liều dùng điều chỉnh tăng dần nhưng không quá 600mg/ngày.
- Người cần điều trị giảm đau do viêm dây thần kinh hoặc nhiễm Herpes:
- Liều dùng thuốc theo khuyến cáo: Từ 150 đến 300 mg/ngày, tương ứng 3 đến 6 viên/ngày, uống 2 đến 3 lần/ngày.
- Liều dùng khởi đầu: 150mg/ngày, tương đương 3 viên/ngày. Trong giai đoạn sau đó, người bệnh có thể tăng liều lên 300mg/ngày, dựa theo mức độ tiến triển khi điều trị.
- Nếu sau 2 đến 4 tuần đầu tiên thuốc không phát huy hiệu quả: Tăng liều 300mg/ngày nhưng không quá 600mg.
- Người cần điều trị đau dây thần kinh gây ra bởi đái tháo đường:
- Liều dùng ban đầu: 150mg/ngày, tương đương 3 viên/ngày, mỗi lần uống 1 viên.
- Điều chỉnh tăng liều trong 1 tuần: Tối đa là 300mg/ngày, chia thành 3 lần uống.
- Người cần điều trị đau cơ xơ hóa: 150mg/ngày, có thể tăng liều sau 1 tuần nhưng không quá 450mg/ngày.
4.1.2. Đối với những đối tượng khác
- Người bị suy thận, liều lượng áp dụng dựa theo chỉ số CICr:
- Nếu CICr từ 30 đến 60ml/phút: Liều dùng ban đầu là 75mg/ngày, tương đương 1.5 viên/ngày. Liều lượng tối đa có thể áp dụng là 300mg/ngày, chia thành 2 đến 3 lần uống mỗi ngày.
- Nếu CICr từ 15 đến 30ml/phút: Liều dùng khởi đầu là 25 đến 50mg/ngày, điều chỉnh tăng dần sau đó nhưng không quá 150mg/ngày, chia thành 1 đến 2 lần uống/ngày.
- Nếu CICr dưới 15ml/phút: Liều dùng khởi là 25mg/ngày, tương đương 1/2 viên thuốc. Khi điều chỉnh tăng liều, liều dùng tối đa cũng không quá 1.5 viên/ngày.
- Người thẩm phân máu: Sau mỗi lần thẩm phân, bệnh nhân uống Pregabalin với liều lượng tương đương 25mg đến 100mg.
Lưu ý, việc tăng có liều lượng sử dụng Pregabalin có khả năng khiến người dùng dễ gặp phải tác dụng phụ hơn. Vì vậy, bạn không điều chỉnh tăng hoặc giảm liều khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Phần chia sẻ về liều lượng sử dụng Pregabalin trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý mua Pregabalin về dùng tại nhà nếu chưa kiểm tra sức khỏe cụ thể, chưa được bác sĩ chỉ dẫn chi tiết.
4.2. Cách dùng
Với thuốc Pregabalin 50mg dạng viên đang cứng, người dùng sẽ sử dụng theo đường uống. Thời điểm thích hợp để uống thuốc là trước hoặc sau bữa ăn, liều lượng áp dụng theo chỉ định của bác sĩ.
5. Tác dụng phụ của Pregabalin
Giống như phần lớn những loại thuốc khác, Pregabalin 50mg đôi khi vẫn gây một vài tác dụng phụ cho người dùng. Trong đó, những tác dụng phụ thường gặp nhất phải kể đến là:
- Bị chóng mặt.
- Một số bộ phận trên cơ thể bị sưng phù.
- Hay buồn ngủ, ngủ gà.
- Đau đầu.
- Cân nặng cơ thể tăng.
- Có cảm giác khô miệng.
- Thị lực bị ảnh hưởng (nhìn mờ hoặc nhìn thành đôi).
- Dễ bị nhiễm khuẩn.
- Cơ bị run,…
6. Lưu ý khi dùng thuốc Pregabalin 50mg
6.1. Tương tác của thuốc
Khi dùng chung Pregabalin với những loại thuốc khác, bạn phải thận trọng. Bởi Pregabalin có khả năng phản ứng với nhiều loại thuốc, dễ ảnh hưởng đến tác dụng. Đơn cử như:
- Tác dụng hay nồng độ của Pregabalin có xu hướng tăng nếu dùng chung với một số loại thuốc như thuốc Methotrimeprazin, thuốc Droperidol, thuốc Hydroxyzine.
- Tác dụng hay nồng độ của Pregabalin thường giảm xuống nếu kết hợp cùng Mefloquin, Ketoronin.
- Khi kết hợp cùng một số loại thuốc trị đái tháo đường thuộc nhóm Thiazolidinedione, thuốc ức chế hệ thần kinh, thuốc tái hấp thụ Serotonin,… nồng độ của Pregabalin thường tăng.
6.2. Đối tượng cẩn thận trọng khi sử dụng
Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc Pregabalin 50mg bao gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Người đang điều trị bệnh lý khác.
- Người thường xuyên phải vận hành thiết bị máy móc, điều khiển phương tiện giao thông.
6.3. Xử lý khi uống quá liều hoặc quên liều
Trường hợp uống quá liều Pregabalin 50mg, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách thức xử lý. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế kiểm tra.
Còn với trường hợp quên liều, bệnh nhân chỉ cần bổ sung liều nếu nhớ ra. Tuy nhiên, bạn không phải uống liều thuốc Pregabalin quên trước đó nếu gần đến thời điểm phải uống liều kế tiếp.
Tuy rằng đem đến hiệu quả tốt cho người bị bệnh lý đau thần kinh, rối loạn lo âu nhưng Pregabalin 50mg vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro sử dụng nếu không đúng cách. Vì vậy, bạn tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Pregabalin hay bất kỳ loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh nào.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.