Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi? Những điều cần biết

Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi là một câu hỏi mà nhiều người gặp phải khi phải đối mặt với tình trạng viêm da tiếp xúc do dị ứng hoặc kích ứng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và thời gian hồi phục của viêm da tiếp xúc dị ứng. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Thục Thanh Huyền, chuyên ngành Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city.

1. Viêm da tiếp xúc là gì? 

Viêm da tiếp xúc là một phản ứng phổ biến của da với một chất hoặc sinh vật trong môi trường, gây ra các triệu chứng như phát ban và ngứa. Viêm da tiếp xúc có thể được chia ra thành hai nhóm chính dựa trên nguyên nhân gây ra và đặc điểm của triệu chứng.

1.1 Viêm da tiếp xúc dị ứng 

Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể khi các chất gây dị ứng tiếp xúc với da. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm kim loại trang sức như niken, mỹ phẩm, nước hoa và các chất bảo quản.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi? Thông thường thì khoảng 3 tuần sẽ hồi phục hoàn toàn.

Đối với viêm da tiếp xúc do dị ứng, các triệu chứng thường xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc với chất gây dị ứng, thường là trong khoảng 1 đến vài ngày sau tiếp xúc . Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do dị ứng có thể bao gồm, nổi mẩn đỏ từng mảng, ngứa, phù nề, bọng nước. 

1.2 Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng da nổi mẩn, ngứa hoặc đau rát, khô da, nứt nẻ và phồng rộp khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Các chất kích ứng này bao gồm hóa chất có tính acid hoặc kiềm, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, chất tiết của côn trùng, cũng như làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều.

Viêm da tiếp xúc do kích ứng có thể được chia thành hai nhóm nhỏ dựa trên cơ chế phản ứng và thời gian xuất hiện của các triệu chứng như:

  • Viêm da tiếp xúc do kích ứng cấp tính: Loại này xảy ra ngay lập tức hoặc rất nhanh sau khi tiếp xúc với chất kích thích có nồng độ cao. Các triệu chứng bao gồm đau nhói, đỏ, và sưng tấy ở khu vực tiếp xúc. Đây là phản ứng trực tiếp và rõ ràng do tiếp xúc ngắn hạn nhưng với chất có tính kích thích mạnh.

  • Viêm da tiếp xúc do kích ứng mãn tính: Tình trạng này phát triển sau thời gian dài tiếp xúc lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc liên tục với chất kích thích ở nồng độ thấp hơn. Các triệu chứng có thể ít rõ ràng hơn ban đầu nhưng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng thường gặp nhất của phản ứng da là mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp, và da bị khô, nứt nẻ, gây đau. Khi tiếp xúc với các chất kích ứng ở nồng độ thấp như xà phòng, làn da có thể trở nên khô ráp và bong tróc. Trong trường hợp tiếp xúc với chất kích ứng ở nồng độ cao hơn, các triệu chứng có thể nặng hơn như sưng tấy, phồng rộp và đau nhức.

2. Các phương pháp điều trị

Sau khi biết rõ viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi, người bệnh cần lưu ý cách điều trị bệnh lý. Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến.

Nổi mẩn đỏ từng mảng, ngứa, bọng nước là những dấu hiệu của viêm da tiếp xúc dị ứng.
  • Sử dụng kem chống ngứa không kê đơn hoặc thuốc kháng histamin tại chỗ có thể giúp làm giảm ngứa và khó chịu.

  • Trong một số trường hợp, corticosteroid dạng bôi ngoài da hoặc các thuốc uống có thể được bác sĩ chỉ định khi có triệu chứng nặng như mụn nước hoặc viêm da tiếp xúc lan tỏa.

  • Do da đang trong giai đoạn nhạy cảm, người bệnh nên tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

  • Không nên cào, gãi làm trầy xước da, gây nhiễm trùng.

  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm để da không bị bí hoặc ma sát lên vùng da bị tổn thương.

  • Nếu có biến chứng nghiêm trọng như nổi mề đay hoặc sưng phù nhiều, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể chỉ định test áp da để xác định tác nhân gây dị ứng tiếp xúc. 

Ngoài ra, việc duy trì vệ sinh da tốt, sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh các yếu tố gây kích ứng khác cũng có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa lây lan của bệnh.

3. Viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi? 

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể làm cho người bệnh bị khó chịu và gặp nhiều bất tiện. Việc cần làm đầu tiên trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc là cách ly khỏi nguyên nhân gây ra bệnh. Vậy viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi? 

Quá trình phục hồi có thể mất vài tuần cho đến khi các phát ban trên da hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, dấu hiệu ngứa có thể thuyên giảm hoặc mất hẳn chỉ sau vài ngày bắt đầu điều trị dù làn da vẫn còn đỏ. 

Trong trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm chỉ trong vài ngày nếu không tiếp xúc thêm với tác nhân gây bệnh. 

4. Biện pháp phòng ngừa cần biết

Có một số biện pháp có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng này và giảm nguy cơ phát triển triệu chứng. Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng cũng như viêm da tiếp xúc kích ứng.

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng đã biết.

  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng.

  • Rửa tay và da ngay sau khi tiếp xúc.

  • Nên sử dụng lưới ngăn côn trùng hoặc thuốc diệt côn trùng. Tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng bò vào cổ, mặt

  • Chọn mua mỹ phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, đã được chứng nhận an toàn. Khi sử dụng kem bôi/ mỹ phẩm mới nên bôi thử trên vùng da nhỏ trước. 

Bằng cách thực hiện những biện pháp đề cập trên, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển viêm da tiếp xúc và duy trì làn da khỏe mạnh và thoải mái hơn.

Người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng với chất tạo mùi trong các sản phẩm làm đẹp.

Tóm lại, viêm da tiếp xúc không phải là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng, nhưng có thể gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Với bài viết này, bệnh nhân có thể trang bị các kiến thức để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như giải đáp thắc mắc về viêm da tiếp xúc dị ứng bao lâu thì khỏi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo