Nguyên nhân gây nhức răng? Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn an toàn

Nguyên nhân gây nhức răng? Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn an toàn

Đau nhức răng dễ khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên” vì gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy cách làm hết nhức răng vĩnh viễn là gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cảm giác đau nhức răng như thế nào?

Đau nhức răng là tình trạng đau buốt ở bên trong hoặc xung quanh răng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tùy vào từng nguyên nhân, biểu hiện đau nhức răng có thể khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng điển hình có thể bao gồm:

  • Đau nhức răng kéo dài âm ỉ, không chấm dứt
  • Đau nhức răng dữ dội
  • Khó chịu khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh
  • Sưng đỏ nướu
  • Sốt, nhức đầu, ớn lạnh
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu…

2. Nguyên nhân gây đau nhức răng

Để biết cách làm hết nhức răng vĩnh viễn, bạn cần biết những nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức răng dưới đây.

  • Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức răng ở cả người lớn và trẻ em. Khi răng bị tổn thương – do vi khuẩn sản sinh ra axit, tấn công men răng dẫn đến hình thành các lỗ sâu trên răng – sẽ gây đau nhức và khó chịu.

Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng đau thêm trầm trọng, thậm chí mất răng.

  • Áp xe răng: Áp xe là một bọc nhỏ chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể xảy ra ở chân răng hoặc giữa răng và lợi, gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn, nhai.
  • Chấn thương răng: Va đập lực tác động mạnh có thể gây gãy, vỡ, mẻ răng, dẫn đến tổn thương tủy răng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến khám bác sĩ sớm để được điều trị.
  • Mọc răng khôn: Thông thường, răng khôn sẽ mọc khá muộn, có thể trong độ tuổi từ 17-21. Lúc này, cung hàm thường đã ngừng phát triển. Sự thiếu hụt không gian trên hàm có thể dẫn đến việc răng khôn mọc từ nhiều góc cạnh khác nhau, gây đau đớn.

Theo các chuyên gia, tình trạng răng khôn mọc lệch sẽ có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến các răng khác, do đó, cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

  • Các vấn đề về nướu: Viêm nướu (hay còn gọi là viêm lợi) nếu không được điều trị đúng có thể diễn tiến thành bệnh viêm nha chu. Tình trạng này gây cảm giác đau nhức, ê buốt cho cả răng và nướu.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, thói quen nghiến răng cũng có thể gây đau nhức răng. Nhiều người, bao gồm cả người lớn và trẻ em, có tật nghiến chặt răng trong ngày hoặc vào ban đêm (nghiến răng khi ngủ). Về lâu dài, việc này có thể khiến răng của bạn bị đau, mòn, nhạy cảm và gặp nhiều vấn đề khác.

răng mọc lệch gây đau nhức răng
răng mọc lệch gây đau nhức răng

3. Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn

Đau răng phải làm sao? Đối với tình trạng đau răng nhẹ, có thể do kích ứng nướu tạm thời, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng an toàn. Tuy nhiên, với những cơn đau răng nghiêm trọng hơn như sâu răng, áp xe, chấn thương, bạn nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt để có cách làm hết nhức răng vĩnh viễn phù hợp.

1. Cách làm hết nhức răng tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp ích trong các trường hợp đau nhức răng nhẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến khám nha sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số cách làm hết đau răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng baking soda: Các thành phần trong baking soda có đặc tính chống viêm, có thể giúp bạn giảm đau và sưng tấy nướu răng hiệu quả. Để sử dụng baking soda, bạn có thể hòa tan 2 thìa baking soda với nước ấm, dùng súc miệng, mỗi lần khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Giấm táo: Với tác dụng sát trùng, chống viêm, giấm táo có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, từ đó giúp giảm đau nhức răng. Đơn giản, bạn chỉ cần nhúng một miếng bông vào giấm, sau đó thoa đắp lên vùng răng nướu bị đau nhức.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa một lượng lớn tanin – một hợp chất giúp giảm viêm hữu hiệu. Sau khi ngâm trong nước ấm, bạn hãy cho túi trà vào ngăn mát của tủ lạnh, rồi sử dụng để chườm lên vị trí răng nhức giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để giảm sưng và đau nhức răng bằng cách chấm mật ong lên vùng cần điều trị khi cần thiết.
  • Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn bằng muối: Muối là chất sát khuẩn tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm để giúp giảm viêm, giảm đau răng tại nhà. 

Để pha dung dịch nước muối, hãy hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong khoảng 250ml nước ấm. Khi sử dụng, nên ngậm trong miệng 30 giây trước khi nhổ ra để làm sạch khoang miệng.

cách làm hết nhức răng vĩnh viễn bằng muối
cách làm hết nhức răng vĩnh viễn bằng muối

2. Cách điều trị đau nhức răng theo chỉ định của bác sĩ

Khi tình trạng đau nhức răng nghiêm trọng, bạn nên đi khám nha sĩ để được điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp phim X-quang để tìm nguyên nhân gây đau nhức, liệu có vấn đề gì xảy ra phía dưới nướu hay không (chẳng hạn như răng khôn mọc ngầm, xô vào răng bên cạnh…)

Tùy từng nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị đau nhức răng gồm có:

  • Dùng thuốc: Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh có thể giúp giảm triệu chứng nhức răng. Thông thường, paracetamol và ibuprofen là những thuốc giảm đau không kê đơn, có thể dùng trong trường hợp đau răng với liều lượng tính theo cân nặng.

Bên cạnh đó, để điều trị nhiễm trùng, kháng sinh penicillin hoặc amoxicillin thường được ưu tiên lựa chọn. Lưu ý, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Trám răng: Khi răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ hoặc bị nứt do chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu trám răng để lấp đầy khoảng trống, ngăn ngừa tình trạng mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây đau răng và các bệnh lý răng miệng khác.
  • Lắp mão răng: Mão răng được đúc từ kim loại hoặc sứ, vừa khít với hàm răng của bạn sẽ giúp bảo vệ tủy răng trong trường hợp vết nứt vỡ hoặc tổn thương trên bề mặt răng quá lớn. Nhờ vậy mà giúp răng chắc khỏe hơn, đảm bảo hoạt động ăn nhai, đồng thời ngăn ngừa tổn thương phát triển.
  •  Lấy tủy răng: Trường hợp sâu răng chạm vào tủy, gây triệu chứng đau nhức dữ dội, dùng thuốc giảm đau không đỡ, thì cần điều trị tủy răng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Phương pháp này sẽ loại bỏ toàn bộ dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết bị viêm bên trong răng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và lấp đầy buồng tủy, ống tủy bằng vật liệu trám. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cần lắp mão răng để bảo vệ và giữ cho răng khỏe mạnh.

  • Nhổ răng: Nhổ răng được chỉ định trong trường hợp răng bị sâu trầm trọng, không thể khắc phục hoặc răng mọc sai vị trí, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh… Sau khi nhổ răng, bạn có thể cân nhắc trồng răng sứ hoặc cấy ghép implant để thay thế răng bị mất.
Cách hết đau nhức răng theo chỉ định từ bác sĩ
Cách hết đau nhức răng theo chỉ định từ bác sĩ

3. Cách phòng ngừa đau nhức răng vĩnh viễn

Biết cách phòng ngừa đau răng tái phát cũng là cách làm hết nhức răng vĩnh viễn. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, bệnh về nướu, răng khôn mọc lệch… Từ đó, có thể điều trị kịp thời, tránh để tình trạng viêm nhiễm lan rộng, gây biến chứng khó lường. Ngoài ra, việc phát hiện sớm cũng giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường. Bánh, kẹo, nước ngọt… có thể khiến men răng suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, gây đau nhức răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, thay thế cho tăm để loại bỏ thức ăn, mảng bám còn sót lại tại kẽ răng và nướu.

Trên đây là những thông tin cần thiết, hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc đang tìm kiếm cách làm hết nhức răng vĩnh viễn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình điều trị đau răng, bạn hãy liên hệ bác sĩ nha khoa để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo