Dấu hiệu tắc vòi trứng: Dễ nhận diện nhưng cũng dễ nhầm lẫn

Tắc vòi trứng là tình trạng có thể gây vô sinh ở nữ giới. Khi biết cách nhận diện sớm các dấu hiệu tắc vòi trứng, phụ nữ sẽ chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng (hay ống dẫn trứng) là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng mang thai ở phụ nữ. Mỗi phụ nữ có 2 ống dẫn trứng.

Vòi trứng có dạng hình ống, là “cầu nối” giữa buồng trứng và buồng tử cung. Đây cũng là nơi trứng gặp tinh trùng để diễn ra quá trình thụ tinh.

Tắc vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị chít hẹp do nhiều nguyên nhân. Hậu quả của tình trạng này là cản trở đường đi của trứng về tử cung, gây khó khăn quá trình thụ thai hoặc làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ.

Các dấu hiệu tắc vòi trứng

Khi nhận thấy các dấu hiệu tắc vòi trứng sau đây, phụ nữ phải nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Kinh nguyệt không đều

Chị em cần luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết mình có kinh nguyệt đều đặn hay không.

Thông thường, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày.

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn chu kỳ phổ biến. Song điều này không đáng lo ngại nếu chu kỳ diễn ra đều đặn mỗi tháng.

Các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường như rong kinh, rong kinh, máu kinh nguyệt đỏ sẫm, vón cục và có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của bệnh lý gây tắc vòi trứng phụ nữ cần lưu tâm.

2. Dấu hiệu tắc vòi trứng: Đau bụng kinh
Trong những ngày hành kinh, một số phụ nữ sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu như: Đau bụng dưới, đau lưng, cáu gắt… Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc vòi trứng.

Mức độ các cơn đau do tắc vòi trứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người, có người chỉ đau âm ỉ nhưng cũng có những người đau đến mức kiệt sức. Điều này thường khiến chị em nhầm lẫn với các cơn đau thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt nên dễ chủ quan không thăm khám với bác sĩ.

3. Dấu hiệu tắc vòi trứng: Khó thụ thai

Như đã đề cập, vòi trứng có vai trò quan trọng trong việc thụ tinh và di chuyển hợp tử vào làm tổ tại buồng tử cung. Vì thế, khi phụ nữ bị tắc vòi trứng thì trứng không thể đi đúng hướng. Điều này gây khó khăn cho quá trình thụ thai dù phụ nữ có tần suất quan hệ tình dục đều đặn.

Mặc dù vậy, khả năng mang thai của phụ nữ trong trường hợp này còn tùy thuộc vào việc vòi trứng bị tắc một bên hay cả hai bên.

  • Nếu cả hai vòi trứng đều bị tắc: Phụ nữ cần được điều trị càng sớm càng tốt để có thể mang thai tự nhiên.
  • Nếu chỉ tắc một bên hoặc chỉ tắc một phần của vòi trứng: Phụ nữ có thể mang thai tự nhiên nhưng có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung.

4. Một số dấu hiệu tắc vòi trứng khác

Ngoài 3 dấu hiệu tắc vòi trứng thường gặp đã nêu trên, chị em cũng cần lưu ý đến những dấu hiệu ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Dịch tiết âm đạo nhiều bất thường
  • Đau rát cơ quan sinh dục khi quan hệ
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa
  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải.

Nguyên nhân gây tắc vòi trứng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc vòi trứng:

  • Bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung… là những nguyên nhân trực tiếp khiến vòi trứng viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ gây tắc vòi trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung: Là khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung gây tổn thương vòi trứng, cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn. Nói cách khác, lạc nội mạc tử cung khiến mô nội mạc tử cung xuất hiện ở vị trí bất thường gây viêm dính vòi trứng và tắc nghẽn.
  • Nạo phá thai: Vùng kín phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách sau khi nạo phá thai. Các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể là nguyên nhân gián tiếp gây tắc vòi trứng.
  • Dị tật bẩm sinh: Thực tế cho thấy có một số bé gái sinh ra đã bị tắc vòi trứng, thiếu một phần hoặc toàn bộ vòi trứng. Điều này khiến bé rơi vào tình trạng vô sinh, hiếm muộn khi trưởng thành.
  • Viêm một số cơ quan trong khung chậu: Tình trạng viêm một số cơ quan trong vùng tiểu khu ví dụ viêm ruột thừa có thể lan tới vòi trứng, làm tăng nguy cơ tắc vòi trứng.

Phương pháp chẩn đoán tắc vòi trứng

Hiện nay có hai phương pháp phổ biến để xác định phụ nữ có bị tắc vòi trứng hay không, đó là:

1. Chụp X-quang tử cung – vòi trứng (HSG)

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng cách bơm một chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng. Hình ảnh sau chụp sẽ phản ánh sự thông thương của vòi trứng 2 bên.

2. Nội soi

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ trên cơ thể và đưa thiết bị nội soi vào cơ thể để nhìn rõ hình ảnh bên trong và xác định vòi trứng có tắc hay không.

Phương pháp điều trị tắc vòi trứng

Tình trạng tắc vòi trứng có thể được khắc phục với những phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Sau khi chẩn đoán, nếu xác định bạn bị tắc vòi trứng do viêm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh để tiêu viêm và thông vùng tắc.
  • Tái thông vòi trứng: Đây là một thủ thuật loại bỏ yếu tố làm tắc nghẽn vòi trứng và chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ.
  • Phẫu thuật nội soi vòi trứng: Bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đẩy và thông tắc ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Phương pháp này áp dụng để cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc nặng không thể thông, nối các đoạn còn lại với nhau. Nếu phẫu thuật thành công, trứng và tinh trùng sẽ tăng cơ hội di chuyển và thụ tinh.

Một số trường hợp tắc vòi trứng không thể điều trị hoặc khó điều trị thành công do tình trạng đã diễn tiến quá nặng. Vì thế, các dấu hiệu tắc vòi trứng được phát hiện  càng sớm càng dễ điều trị.

Dấu hiệu tắc vòi trứng không được phát hiện và điều trị có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng mang thai ở phụ nữ. Vì thế, ngay khi nghi ngờ bản thân bị tắc vòi trứng, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo