Bạn biết gì về chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn?

1. Tìm hiểu bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng có quá nhiều lượng Glucose trong máu ở mẹ bầu. Bệnh này chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai, thường sẽ từ tuần thai thứ 16 trở đi và sẽ tự hết sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu không được chủ quan bởi đây là một bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vì vậy, ba mẹ nên thăm khám thai thường xuyên theo các mốc được bác sĩ tư vấn và làm xét nghiệm để kiểm tra xem có thuộc các chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn hay không, nhất là những thai phụ đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ trước đó.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn dẫn đến cần nhiều insulin để cân bằng năng lượng. Nếu cơ thể không sản xuất, đáp ứng đủ lượng insulin sẽ dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao gây nên tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết để biết mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không
Xét nghiệm đường huyết để biết mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không

2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Khi bị tiểu đường thai kỳ cả mẹ và bé sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, khi có kết quả chẩn đoán bệnh, mẹ cần đi khám để được theo dõi và điều trị.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

  • Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nguy cơ sinh non, tiền sản giật cao hơn bình thường.
  • Dễ bị các chấn thương khi sinh do thai to.
  • Dễ bị hậu sản như băng huyết, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Thai nhi phát triển quá mức so với các mốc tăng trưởng do lượng đường huyết của mẹ cao làm tăng insulin.
  • Sau khi sinh dễ mắc các bệnh như: vàng da, béo phì, hạ đường huyết, khó thở,…
  • Nguy cơ lưu thai, sinh non cao hơn bình thường.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi

3. Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý phải làm xét nghiệm mới biết chính xác được. Thông thường, các mẹ bầu sẽ làm xét nghiệm này ở lần khám thai đầu tiên và khi thai được 24 – 28 tuần.

3.1 Xét nghiệm tiểu đường ở lần khám thai đầu tiên

Ở lần đầu tiên khi đi khám thai, mẹ bầu thường được tư vấn làm xét nghiệm máu, nước tiểu để xem mẹ có bị thiếu máu, thiếu sắt hay có vấn đề sức khỏe nào không. Ngoài ra thai phụ được bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm đường huyết máu lúc đói hoặc HbA1c.

Kết quả chỉ số Glucose máu lúc đói dưới 100mg/dL (dưới 5.5mmol/l) thì mẹ bầu không có bệnh về tiểu đường thai kỳ. Đây là tiểu đường thai kỳ an toàn, đến tuần thai thứ 24 – 28 thì mẹ bầu làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống để kiểm tra lại. Còn nếu kết quả chỉ số đường huyết trên 100mg/dL thì mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ cần thực hiện theo những chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ.

3.2 Tiểu đường ở tuần thai thứ 24 – 28

Đây là giai đoạn vàng được các bác sĩ khuyến cáo và khuyên nên làm xét nghiệm tiểu đường. Để làm xét nghiệm này mẹ bầu cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi làm.

Quy trình gồm các bước dưới đây:

  • Đầu tiên, lấy máu xét nghiệm Glucose lúc đói.
  • Sau đó uống dung dịch Glucose được pha trong 250 nước.
  • Sau khi uống 1 tiếng sẽ tiến hành lấy máu lần thứ 2.
  • Sau khi uống 2 tiếng, tiếp tục lấy máu lần thứ 3.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất 1 trong 3 chỉ số thuộc các ngưỡng sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: ≥ 92 mg/dL (lớn hơn 5.1mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết sau 1h: ≥ 180 mg/dL (lớn hơn 10mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết sau 2h: ≥ 153 mg/dL (lớn hơn 8.5mmol/L).

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là khi mẹ bầu có cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn các ngưỡng giá trị trên.

Mẹ bầu sẽ được tư vấn làm xét nghiệm tiểu đường ở tuần thai thứ 24 - 28 khi thăm khám
Mẹ bầu sẽ được tư vấn làm xét nghiệm tiểu đường ở tuần thai thứ 24 – 28 khi thăm khám

4. Một số lưu ý giúp mẹ bầu khỏe mạnh, hạn chế tiểu đường thai kỳ

4.1 Ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng

Đối với mẹ bầu, đặc biệt là những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thì việc ăn uống là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu nên xây dựng cho mình một thực đơn, chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt, các loại đậu, gạo lứt,… Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá thu, cá hồi,… Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung 1 hộp sữa chua tốt cho tiêu hóa và nên uống sữa không đường, ít béo.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên hạn chế những thực phẩm dưới đây:

  • Các loại đồ ăn ngọt, nhiều đường như kem, chè, bánh kẹo.
  • Ăn nhiều tinh bột như cơm, mì gói, bánh ngọt.
  • Hạn chế đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà.
  • Các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn như thịt nguội chứa nhiều muối.
  • Các đồ uống có ga, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà đặc.
Một số thực phẩm tốt cho thai phụ và thai nhi
Một số thực phẩm tốt cho thai phụ và thai nhi

4.2 Tập luyện, vận động thể dục nhẹ nhàng

Việc tập luyện thể dục sẽ giúp lưu thông máu, các tế bào trong cơ thể tăng sử dụng lượng đường trong máu từ đó giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có thể tập các bài tập bầu yoga, đi bộ nhẹ nhàng, thiền 30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

4.3 Kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng bởi cân nặng tăng nhanh và tăng cao quá mức sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, việc duy trì cân nặng sẽ giúp mẹ bầu khỏe hơn, tự tin hơn trong suốt thai kỳ.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo