Bạn đã biết cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ hiệu quả?

Bạn đã biết cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ hiệu quả?

Việc biết cách vệ sinh tai bị chảy mủ đúng sẽ giúp quá trình điều trị nguyên nhân gây chảy mủ ở tai tốt hơn, thúc đẩy quá trình chữa lành thương tổn, tránh diễn tiến nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tai chảy dịch, chảy mủ thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở tai nhưng cũng có khi xảy ra do côn trùng, dị vật mắc kẹt trong tai hoặc do chấn thương sau đầu (tình trạng hiếm gặp). Việc điều trị tình trạng này sẽ tập trung vào nguyên nhân gây chảy mủ ở tai cùng với giữ vệ sinh tai sạch sẽ giúp thời gian lành lại nhanh hơn. Bài viết sau đây Bác sĩ Hoa sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ và tránh những sai lầm thường gặp khi làm sạch tai.

Tai chảy mủ là do đâu?

Trước khi tham khảo cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ hiệu quả, chúng ta nên tìm hiểu qua về nguyên nhân khiến tai bị chảy mủ và các triệu chứng đi kèm.

Tai chảy mủ hoặc dịch bất thường là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Nguyên nhân khiến tai chảy mủ đa phần trong các trường hợp là do nhiễm trùng tai, có thể là viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài. Tuy nhiên, việc tai bị chảy mủ cũng có khi xảy ra nếu có một dị vật bị mắc kẹt trong tai hoặc ít gặp hơn là do ảnh hưởng từ một chấn thương ở vùng đầu.

Dịch mủ chảy ra từ tai có thể không mùi hoặc có mùi hôi khó chịu, màu trong, hơi vàng hoặc màu xanh lục tùy mức độ và tác nhân gây nhiễm trùng. Các triệu chứng khác thường xuất hiện với chảy mủ tai gồm:

  • Đau tai
  • Ngứa trong lỗ tai
  • Ù tai… 

Nhiều người còn gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng hơn và cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám, bao gồm:

  • Sốt
  • Nổi ban đỏ ở vùng da xung quanh tai
  • Mất thính lực
  • Rối loạn chức năng thần kinh sọ (như khó nuốt, khó nói, nhìn kém).

Một số sai lầm cần tránh khi vệ sinh tai bị chảy mủ 

cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ

Khi phát hiện tai bị chảy mủ, bạn nên đi khám để được kiểm tra, đánh giá tình trạng tai xem nguyên nhân có phải do nhiễm trùng hay không. Các triệu chứng nhiễm trùng tai thường bùng phát nhanh chóng và có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày dù một vài triệu chứng có khi kéo dài đến một tuần sau đó. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), bạn cũng cần chú ý trong việc vệ sinh tai khi bị chảy mủ đúng cách. Điều này giúp tăng tốc độ hồi phục, giảm biến chứng, tránh bội nhiễm… Do đó, bạn cần tránh:

  • Cố lấy ráy tai bằng bất cứ dụng cụ gì như tăm bông, dụng cụ ngoáy tai hay ngoáy ngón tay vào trong tai
  • Để nước hoặc xà bông đi vào tai
  • Tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm nghẹt mũi hoặc thuốc kháng histamin nhỏ vào tai
  • Không chú ý vệ sinh tai mũi họng đúng cách khiến vi khuẩn, virus… từ mũi họng dễ lây lan lên tai và ngược lại 

Nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các cách vệ sinh tai tại nhà trong vài ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám và điều trị triệt để.

Trường hợp tai bị chảy mủ không phải do nhiễm trùng thì phải đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp can thiệp thích hợp.

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai do nhiễm trùng

cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ

Nhìn chung, cách vệ sinh tai khi tai bị chảy mủ, chảy dịch do nhiễm trùng sẽ gồm 3 bước như sau:

1. Bảo vệ tai, tránh tiếp xúc với nước khi tắm gội

Bạn có thể che tai lại trong lúc tắm gội bằng cách:

  • Dùng một miếng bông thấm một ít dầu
  • Vắt miếng bông không để nó quá ẩm
  • Chặn miếng bông vào ống tai nhưng chú ý không đẩy sâu vào bên trong
  • Tháo miếng bông ra sau khi tắm gội xong

2. Se khăn giấy thành sợi nhỏ để vệ sinh tai bị chảy mủ

Để thấm hết dịch mủ chảy ra từ tai, bạn có thể vệ sinh theo các bước sau:

  • Lấy một miếng khăn giấy mềm rồi se, cuốn lại thành hình dạng thuôn dài
  • Nhẹ nhàng kéo vành tai ra ngoài
  • Đưa sợi giấy được se dài vào trong ống tai
  • Để yên sợi giấy trong vài phút cho thấm hút phần dịch mủ bên trong tai
  • Lấy sợi giấy ra ngoài và quan sát

Nếu trên giấy thấm đầy dịch mủ thì tiếp tục thay miếng khăn giấy mới và làm lại như trên cho đến khi không còn thấy dịch thấm vào giấy nữa.

3. Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Khi bạn được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ tai, bạn cần nhỏ thuốc đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị tốt:

  • Làm sạch ống tai bằng cách lau khô hết dịch mủ trong tai
  • Giữ lỗ tai hướng lên trên
  • Nhẹ nhàng kéo vành tai về phía sau và hướng lên trên. Trong trường hợp nhỏ thuốc cho trẻ nhỏ, bạn cần kéo nhẹ vành tai bé về phía sau và hướng xuống dưới. 
  • Nhỏ 2-3 giọt thuốc vào trong ống tai
  • Dùng ngón tay ấn nhẹ vào bình tai và di chuyển để đảm bảo cho thuốc đi vào bên trong
  • Nhỏ thêm 2-3 giọt thuốc nữa vào ống tai
  • Dùng ngón tay ấn đẩy lên tai trong vài phút
  • Giữ nguyên tư thế tai hướng lên trên trong vòng 5 phút rồi lặp lại với tai bên kia nếu cũng cần nhỏ thuốc
  • Lưu ý là nếu nhỏ thuốc bị dư tràn ra ngoài thì bạn hãy lau sạch phần thuốc đó đi.

Phần lớn trường hợp tai bị chảy mủ đều có thể điều trị dễ dàng. Nếu tai bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc nhỏ tai để tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý thực hiện đúng cách vệ sinh tai khi bị chảy mủ để nhanh khỏi bệnh hơn.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo