III. Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson
Không có xét nghiệm nào chẩn đoán chắc chắn về bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson. Thay vào đó, bác sĩ sẽ:
- Hỏi về thời điểm các triệu chứng của bạn phát triển và cách chúng thay đổi.
- Hỏi về bệnh sử của bạn và gia đình.
- Xem xét các loại thuốc hiện tại của bạn.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm, bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm tâm lý thần kinh (xét nghiệm tư duy) để hỗ trợ chẩn đoán.
Vì bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson và bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy có các triệu chứng và nguyên nhân rất giống nhau, nên các bác sĩ sử dụng các hướng dẫn sau để chẩn đoán từng tình trạng:
- Chẩn đoán là bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson nếu bạn bị sa sút trí tuệ ít nhất một năm (thường là vài năm) sau khi khởi phát các triệu chứng vận động Parkinson.
- Chẩn đoán là sa sút trí tuệ thể Lewy nếu bạn bị sa sút trí tuệ trước, cùng lúc hoặc trong vòng một năm kể từ khi khởi phát các triệu chứng bệnh Parkinson. Trong một số trường hợp sa sút trí tuệ thể LEWY, các triệu chứng của Parkinson, như thay đổi trong vận động, có thể không xảy ra.
IV. Quản lý và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson
Hiện tại không có phương pháp điều trị nào có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson. Nhưng việc sử dụng thuốc và trị liệu có thể cải thiện một số triệu chứng, như:
- Thuốc ức chế Cholinesterase: Loại thuốc này, bao gồm donepezil (Aricept®), rivastigmine (Exelon®) và galantamine (Razadyne®), có thể giúp ích cho các triệu chứng như ảo giác thị giác và thay đổi trong suy nghĩ và hành vi.
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI): Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể giúp ích cho các triệu chứng về tâm trạng và / hoặc lo lắng.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Loại liệu pháp trò chuyện (liệu pháp tâm lý) này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hành vi của chứng sa sút trí tuệ.
Bác sĩ sẽ giúp bạn để tìm ra lựa chọn điều trị tốt nhất. Một số loại thuốc có thể làm cho các triệu chứng suy giảm trí nhớ trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, carbidopa-levodopa – loại thuốc được lựa chọn cho các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson – đôi khi có thể làm nặng thêm ảo giác và lú lẫn ở những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson.
V. Phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson
Hiện tại, chưa có phương pháp nào giúp ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson phát triển cũng như giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh.
VI. Triển vọng / Tiên lượng của bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson
1. Tiên lượng cho người mắc bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson là gì?
Tiên lượng (triển vọng) cho người bị bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson khác nhau dựa trên các yếu tố nhất định. Nhưng bản chất của cả bệnh Parkinson và bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson là chúng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Mặc dù điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng, nhưng chất lượng cuộc sống thường kém.
2. Bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson có thể tiến triển nhanh như thế nào?
Tốc độ tiến triển (nặng hơn) của bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson có thể rất khác nhau giữa người này với người khác, giống như sự tiến triển của bệnh Parkinson. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn và gia đình bạn những thông tin trong hoàn cảnh cụ thể của bạn.
VII. Làm cách nào để tôi có thể giúp người thân mắc bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson?
Ngoài việc thăm khám với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất, các bước khác bạn có thể thực hiện bao gồm:
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt: Chủ động và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson có thể giúp bạn cảm thấy sẵn sàng hơn cho những gì sắp xảy ra và trở thành người ủng hộ sáng suốt hơn cho người thân của bạn.
- Đơn giản hóa không gian sống của họ: Dọn dẹp và đơn giản hóa khu vực sinh hoạt có thể giúp giảm bớt sự nhầm lẫn. Sử dụng ánh sáng ban đêm mức độ thấp có thể giúp giảm nhận thức sai lệch về thị giác.
- Xây dựng một thói quen: Thói quen hàng ngày có thể giúp những người mắc chứng bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson cảm thấy thoải mái hơn.
- Tham gia một nhóm hỗ trợ: Khuyến khích người thân của bạn tham gia một nhóm hỗ trợ bệnh Parkinson – và bản thân bạn cũng tham gia một nhóm. Các nhóm này có thể cung cấp thông tin, lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để giúp những người mắc bệnh Parkinson và những người thân yêu của họ đối phó với nhiều vấn đề.
VIII. Các câu hỏi thường gặp về suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson
1. Bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson có khác với sa sút trí tuệ thông thường không?
Có một số nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson và nó có các triệu chứng trên diện rộng. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có thể có một số khác biệt trong các đặc điểm của bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson so với chứng sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer. Ví dụ:
- Những người mắc chứng sa sút trí tuệ bệnh Parkinson có xu hướng thờ ơ nghiêm trọng hơn và suy giảm chú ý rõ rệt hơn so với những người mắc chứng sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer.
- Những người mắc chứng sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer có xu hướng gặp khó khăn về ngôn ngữ sớm hơn những người mắc chứng sa sút trí tuệ Parkinson. Họ cũng có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc hình thành ký ức mới so với những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson .
2. Các giai đoạn bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson là gì?
Mặc dù các bác sĩ có thang điểm đánh giá tiêu chuẩn để phân loại bản thân bệnh Parkinson, nhưng họ không có công cụ để hiểu các giai đoạn của bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson. Bệnh suy giảm trí nhớ do bệnh Parkinson ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau và tiến triển với tốc độ khác nhau. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và các bác sĩ khó phân loại nó thành các giai đoạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Cleveland Clinic
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.