Bị giãn dây chằng vai nên làm gì?

1. Nguyên nhân giãn dây chằng vai là gì?

Giãn dây chằng vai xảy ra khi dây chằng – mô liên kết giữa các khớp bị kéo căng quá mức. Tình trạng này là do:

1.1. Chấn thương cấp tính

Chấn thương cấp tính thường xảy ra trong các hoạt động thể thao, khi thực hiện một động tác mạnh như ném, đẩy, kéo,… Những tình huống như ngã hoặc va chạm mạnh cũng có thể gây giãn dây chằng vai.

Chấn thương khi luyện tập thể thao tăng nguy cơ giãn dây chằng vai
Chấn thương khi luyện tập thể thao tăng nguy cơ giãn dây chằng vai

1.2. Tái diễn căng thẳng

Các hoạt động lặp đi lặp lại như nâng tạ hoặc thực hiện các động tác thể thao mà không có sự khởi động tốt có thể gây căng thẳng và làm cho dây chằng vai bị giãn ra. Sự căng thẳng này càng lặp lại nhiều lần thì dây chằng vai càng dễ bị tổn thương.

1.3. Thoái hóa

Sự tăng lên về tuổi tác kéo theo suy giảm các mô trong cơ thể, trong đó có dây chằng bị yếu hơn. Thoái hóa dây chằng chính là nguyên nhân khiến dây chằng vai dễ bị kéo giãn, đặc biệt là với người cao tuổi.

2. Cần xử trí như thế nào khi bị giãn dây chằng vai?

2.1. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là việc đầu tiên cần làm khi bị giãn dây chằng vai, giúp tăng khả năng hồi phục. Các hoạt động thể chất dễ khiến dây chằng giãn nghiêm trọng hơn cần được tránh như:

  • Chơi thể thao hoặc làm công việc lao động nặng, nhất là hoạt động cần sử dụng đến vai.
  • Nếu bạn thường xuyên phải nâng hoặc kéo vật nặng, hãy thay đổi tư thế hoặc tìm cách giảm bớt áp lực lên vai.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Ngủ đủ giấc và tạo điều kiện cho cơ bắp và dây chằng có thời gian để hồi phục.

2.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp giảm sưng và đau sau khi bị giãn dây chằng vai hiệu quả. Nên sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc đá viên trong khăn bông để tránh tiếp xúc trực tiếp với da rồi chườm lạnh lên khu vực có tổn thương trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau khi chấn thương. Thực hiện 15 – 20 phút mỗi lần và cách nhau 1 – 2 giờ.

Dùng túi chườm lạnh giảm sưng đau ở vùng giãn dây chằng
Dùng túi chườm lạnh giảm sưng đau ở vùng giãn dây chằng 

2.3. Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc không thấy dấu hiệu giãn dây chằng cải thiện sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thực hiện những kiểm tra cần thiết.

Từ kết quả của những kiểm tra này, bác sĩ sẽ xác định mức độ tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện siêu âm hoặc chụp MRI để đánh giá tình trạng dây chằng và các mô xung quanh.

Sau khi chẩn đoán đúng nguyên nhân gây giãn dây chằng vai bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp tốt nhất:

2.3.1. Băng cố định vai hoặc đeo đaiCố định vai bằng băng y tế hoặc băng thun có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ khu vực bị tổn thương. Nhờ vậy mà các cử động vai được hạn chế, cơn đau được giảm thiểu. Cố định vai ở một vị trí giúp vai được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng cho dây chằng để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Một số bệnh nhân sẽ cần đeo đai hỗ trợ vai. Việc đeo đai giúp giữ cho khu vực này ổn định hơn để tăng tốc độ hồi phục.

2.3.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện tính linh hoạt và phục hồi chức năng cho vai. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp giảm đau và sưng tấy:

  • Bài tập kéo giãn: Làm mềm cơ bắp và tăng cường độ linh hoạt cho vai. Bạn hãy tiến hành bài tập kéo giãn cơ vai bằng cách đưa cánh tay của mình ra phía trước sau đó giữ yên trong khoảng 15 – 30 giây.
  • Bài tập tăng cường: Khi các triệu chứng giãn dây chằng đã được cải thiện, hãy thực hiện bài tập tăng cường như nâng tạ nhẹ để tăng khả năng hồi phục, vận động cơ.

2.3.3. Sử dụng thuốc

Khi bị giãn dây chằng vai, việc dùng thuốc có thể giảm đau và sưng hiệu quả.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Có thể dùng naproxen, ibuprofen,… để giảm sưng và đau ở khu vực giãn dây chằng. Đây là thuốc giảm đau thông dụng, có khả năng ức chế viêm và giảm cảm giác đau.
  • Thuốc kê đơn: Nếu cơn đau nghiêm trọng và không giảm sau khi sử dụng thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn như opioid. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc này có thể gây nghiện và nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Tiêm corticoid: Tiêm corticoid thường được áp dụng với bệnh nhân bị giãn dây chằng vai mức độ nặng, đã thực hiện các phác đồ trị bệnh khác nhưng không cải thiện. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.

Việc sử dụng corticoid đường tiêm không nên lạm dụng, chỉ khi thật cần thiết bác sĩ mới chỉ định vì thuốc có thể gây nhiễm trùng hoặc loãng xương.

Tiêm corticoid cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi và cần theo dõi tại cơ sở y tế. Trước tiêm, bệnh nhân sẽ thực hiện các kiểm tra sức khỏe cần thiết để sau đó bác sĩ cân nhắc về loại thuốc và liều lượng sử dụng.

Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xử trí với giãn dây chằng vai
Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xử trí với giãn dây chằng vai

Việc điều trị giãn dây chằng vai cần phải được thực hiện kịp thời và đúng cách để đảm bảo sự hồi phục nhanh chóng và an toàn. Nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không thấy cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc, hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được sự tư vấn và điều trị thích hợp.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo