Bị vướng ở cổ họng nhưng không đau là bệnh gì và làm sao khỏi?

Bị vướng ở cổ họng nhưng không đau là bệnh gì và làm sao khỏi?

Vướng ở cổ họng là cảm giác khó chịu như có dị vật trong họng, xảy ra khi nuốt khiến bạn bị ho, hắng giọng dai dẳng, đôi khi không thể nuốt nước bọt, thậm chí nghẹt thở. Vậy, bị vướng ở cổ họng nhưng không đau là bệnh gì và cách xử lý ra sao? Mời bạn cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bị vướng ở cổ họng nhưng không đau là do đâu?

Vướng ở cổ họng gây khó chịu khi nuốt, giống như có một vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng nhưng không gây đau. Bệnh nhân có thể cảm thấy giống như có khối u chèn ép ở trong cổ họng, gây cản trở hoạt động nuốt bình thường. Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu?

bị vướng ở cổ họng nhưng không đau là do đâu

Do tắc nghẽn thực quản

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng bị vướng ở cổ họng nhưng không đau. Trong số đó, phổ biến nhất là do bạn ăn một thứ gì đó và nó bị mắc kẹt trong thực quản (còn được gọi là tắc nghẽn thực quản).

Các nguyên nhân khiến thức ăn mắc kẹt trong thực quản bao gồm:

  • Cơ thực quản dưới (cơ vòng) bị suy yếu, không co giãn đúng cách khi đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày.
  • Hẹp thực quản khiến những miếng thức ăn lớn bị mắc kẹt lại.
  • Khối u trong thực quản.
  • Viêm và sẹo trong thực quản.

Tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau do tắc nghẽn thực quản có nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức hay không tùy thuộc vào thứ gì bị mắc kẹt và vị trí của nó. Nếu một miếng thức ăn bị kẹt ở phần trên thực quản, nó có thể rơi vào ống dẫn khí, làm tắc nghẽn đường thở. Hậu quả là người bệnh có nguy cơ nghẹt thở và thậm chí bất tỉnh. Lúc này, cần phải can thiệp và xử lý kịp thời.

Nếu thức ăn bị mắc kẹt ở phần dưới thực quản, người bệnh vẫn có thể thở và nuốt nước bọt nhưng sẽ rất đau. Nếu tắc nghẽn nghiêm trọng, thức ăn hoặc dị vật sẽ gây kích ứng và viêm trong thời gian dài, thậm chí là gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau do trào ngược axit dạ dày thực quản

vướng ở cổ họng nhưng không đau do trào ngược

Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây là một dạng trào ngược axit trong dịch dạ dày lên thực quản, gây kích thích niêm mạc cổ họng. Nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây tổn thương thực quản và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau, dường như có vật gì đó mắc kẹt phía trong cổ họng, ngực hoặc sau xương ức
  • Cảm giác như có khối u trong cổ họng
  • Ợ chua, ợ hơi
  • Cảm giác nóng rát ở cổ họng và ngực
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Ho mạn tính.

Viêm họng

Viêm họng cũng là nguyên nhân có thể gây ra cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương do kích ứng và viêm bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, dị ứng thời tiết… Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy ngứa họng, ho, sốt,…

Hầu hết những người bị viêm họng đều có cảm thấy khó chịu hơn là đau đớn. Thông thường, đối với viêm họng, cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau đã kéo dài một thời gian chứ không đến đột ngột, từ nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng trước.

Căng thẳng

Yếu tố tâm lý cũng có thể là nguyên nhân mà bạn không ngờ tới. Ngày càng có nhiều báo cáo chứng minh về các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống làm gia tăng triệu chứng vướng ở cổ họng. Nghiên cứu cho thấy rằng có tới 96% bệnh nhân có cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau cho biết các triệu chứng trầm trọng hơn khi họ lo lắng và căng thẳng quá độ.

Bị vướng ở cổ họng nhưng không đau nên làm gì?

làm gì khi bị vướng ở cổ họng nhưng không đau

Nếu bạn cảm thấy có vật gì đó vướng ở cổ họng nhưng không đau và vẫn có thể ăn uống bình thường thì không cần phải quá lo lắng. Nhiều bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng rõ ràng nhất khi họ nuốt nước bọt hoặc khi căng thẳng và lo lắng nhưng chúng cũng có thể nhanh chóng biến mất ngay sau đó.

Thông thường, tình trạng vướng ở cổ họng nhưng không đau không phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện, làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến cuộc sống của bạn kém thoải mái. Vậy, bạn nên làm gì?

Nếu tình trạng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng tại nhà như sau:

  • Cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và nên uống từng ngụm nhỏ để làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng với nước muối ấm pha loãng để kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc cổ họng và giảm viêm hiệu quả.
  • Sử dụng trà thảo dược như trà gừng, trà bạc hà để làm giảm viêm và làm dịu cổ họng.
  • Tránh uống quá nhiều rượu bia, trà, cà phê và đồ uống có ga vì những đồ uống này có thể khiến cổ họng bị khô.
  • Cố gắng giảm lượng thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ và cay nóng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Ăn bữa cuối cùng trong ngày cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
  • Bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt vì hút thuốc gây kích ứng niêm mạc cổ họng.
  • Cố gắng không hắng giọng vì điều này có thể khiến cảm giác vướng ở cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các bài tập thở và thư giãn đôi khi có thể hữu ích để giúp kiểm soát căng thẳng.
  • Ăn những bữa ăn nhỏ hơn trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Nâng cao đầu khi nằm.
  • Hãy cân nhắc dùng thuốc chống trào ngược, thuốc kháng axit, thuốc trị viêm họng, thuốc kháng viêm, giảm đau… theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy thăm khám sớm với bác sĩ nếu bạn có cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau kéo dài và kèm theo:

  • Thường xuyên gặp khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt
  • Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng trong thời gian dài
  • Cảm thấy dường như có khối u ở cổ
  • Khàn giọng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Ho
  • Sốt cao
  • Nôn mửa
  • Khó thở.

Các dấu hiệu cho thấy nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức bao gồm:

  • Không có khả năng nói chuyện
  • Khó thở, hụt hơi
  • Môi, móng tay hoặc da xanh xao
  • Da ửng đỏ, sau đó tái nhợt hoặc hơi xanh
  • Ho
  • Chảy nước dãi
  • Không thể nuốt nước bọt.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra cảm giác vướng ở cổ họng nhưng không đau và cách xử trí phù hợp. Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến đường thở và cần xử trí kịp thời nên bạn cũng đừng chủ quan nhé!

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo