1. Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là gì?
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Đây là một rối loạn tiêu hóa chức năng đặc trưng bởi đau bụng kèm thay đổi tính chất phân hoặc tần suất đi tiêu, ngoài ra còn thường kèm đầy hơi, chướng bụng.
Vì hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng và chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán xác định bệnh nên cận lâm sàng được chỉ định với mục đích chẩn đoán phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh thực thể khác là chính. Các xét nghiệm cơ bản như công thức máu và sinh hóa máu thường có kết quả bình thường, giúp loại trừ các bệnh lý ban đầu về nhiễm trùng, bệnh lý gan thận.
Triệu chứng đau bụng và tiêu chảy kéo dài trong hội chứng ruột kích thích rất dễ nhầm với bệnh viêm ruột, do đó đối với các bệnh nhân nghi ngờ hội chứng ruột kích thích có tiêu chảy và không có triệu chứng báo động, ta có có thể thực hiện các xét nghiệm CRP máu, Calprotectin phân, Lactoferrin phân để loại trừ bệnh ruột viêm.
2. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
2.1 Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích theo đồng thuận Rome IV
Triệu chứng đau bụng và tiêu chảy kéo dài trong hội chứng ruột kích thích rất dễ nhầm với bệnh viêm ruột, do đó đối với các bệnh nhân nghi ngờ hội chứng ruột kích thích có tiêu chảy và không có triệu chứng báo động, ta có có thể thực hiện các xét nghiệm CRP máu, Calprotectin phân, Lactoferrin phân để loại trừ bệnh ruột viêm.
2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ROME IV và ROME III
Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Rome IV và Rome III
ROME IV | ROME III |
Đau bụng tái phát nhiều lần trung bình, ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng qua, kết hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:
Khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng trước chẩn đoán và triệu chứng tăng nhiều trong 3 tháng gần đây |
Đau bụng tái phát hoặc khó chịu ít nhất 3 ngày mỗi tháng trong 3 tháng vừa qua kết hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:
|
Độ nhạy/ độ đặc hiệu 62,7% / 97,1% |
Độ nhạy/ độ đặc hiệu 73,1% / 93,1% |
2.3 Phân loại HCRKT theo ROME IV
Phân loại dựa vào dạng phân Bristolcủa những ngày có ít nhất 1 lần đi tiêu bất thường, HCRKT được phân thành các thể sau:
- Thể táo bón (HCRKT thể táo bón): ≥ 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 1 hoặc 2 và < 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 6 hoặc 7
- Thể tiêu chảy (HCRKT thể tiêu chảy): ≥ 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 6 hoặc 7 và < 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 1 hoặc 2
- Thể hỗn hợp (HCRKT thể hỗn hợp): ≥ 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 1 hoặc 2 và > 25% số lần đi tiêu có phân dạng Bristol 6 hoặc 7
- Không phân loại (HCRKT không phân loại): BN thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT nhưng thói quen đi tiêu không thuộc thể nào trong 3 thể trên
3. Quy trình chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Nhiều hướng dẫn lâm sàng của các Hiệp hội ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á trong chẩn đoán và điều trị hội chứng ruột kích thích. Chúng tôi vẽ lại lưu đồ chẩn đoán của Hội Tiêu hóa Mỹ (AGA) 2022 với những tóm lược ngắn gọn nhất trong chẩn đoán.
Tiêu chí Manning, xuất bản năm 1978, là bộ tiêu chí đầu tiên tiêu chí dựa trên triệu chứng để chẩn đoán. Các đồng thuận tiếp theo bao gồm Rome I, Rome II, Rome III năm 2006, và Rome IV năm 2016.1 Đồng thuận Rome IV hiện nay được áp dụng rộng rãi nhất được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích và được các cơ quan quản lý chấp nhận trong đó có Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Sự khác biệt chính ở tiêu chí hiện tại (Rome IV) và trước đây (Rome III) là tăng tần suất triệu chứng và loại bỏ thuật ngữ “khó chịu”. Ngoài ra, ngôn ngữ đã được sửa đổi để ít hạn chế hơn về thời gian của cơn đau, triệu chứng đường ruột và liệu cơn đau có được cải thiện hay không khi đi tiêu. Rome IV thay đổi ngưỡng tần số đau thành một ngày trong tuần là sự khác biệt đáng kể nhất, làm giảm một nửa tỷ lệ lưu hành hội chứng ruột kích thích khi sử dụng Rome IV so với Rome III từ 11,7% ở Rome III xuống 5,7% ở Rome IV.
Bên cạnh đó Rome IV cũng có thay đổi tiêu chí để phân loại thành ưu thế tiểu loại thói quen đi tiêu. Trong khi Rome III hỏi bệnh nhân về phần trăm tổng số phân “cứng hoặc vón cục” hoặc “lỏng lẻo hoặc nhiều nước”, ở Rome IV phần trăm đề cập đến những ngày có ít nhất một lần đi tiêu bất thường dựa trên dạng phân.
Thêm vào đó, bảng câu hỏi chẩn đoán cho Rome IV không hỏi riêng về triệu chứng táo bón và tiêu chảy, mà các đối tượng được yêu cầu xác định xem thay đổi hình dạng phân của họ là táo bón (dạng phân Bristol loại 1–2; hội chứng ruột kích thích thể táo bón), tiêu chảy (dạng phân Bristol loại 6–7; HCRKT thể tiêu chảy), cả táo bón và tiêu chảy (hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp), hoặc không áp dụng vì họ hiếm khi có bất thường phân (hội chứng ruột kích thích không phân loại).
Độ nhạy của Rome III tăng lên là do sự thay đổi trong ngưỡng tần suất triệu chứng từ ba ngày mỗi tháng đến một ngày trong tuần. Mặc dù điều này không làm thay đổi mức độ phổ biến của hội chứng ruột kích thích trong thực hành lâm sàng chuyên khoa, nhưng ở nghiên cứu dựa trên dân số lên đến một nửa hội chứng ruột kích thích Rome III không đáp ứng Rome IV. Điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng phải nhận ra rằng mục đích của tiêu chuẩn Rome và những sửa đổi trong Rome IV là để cải thiện tính đặc hiệu cho mục đích nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng là một điều tích cực trong chẩn đoán cho bệnh nhân. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, bệnh nhân đáp ứng tiêu chí Rome III hoặc IV có thể và nên được được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích.
Mặt khác, ở Rome IV, mối liên hệ giữa đau bụng và đặc điểm đi tiêu hoặc phân ít cụ thể hơn. Ở Rome III, đau đớn hoặc khó chịu phải “cải thiện nhờ đi tiêu”, nhưng một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể cho biết tình trạng đau bụng ngày càng trầm trọng hơn sau khi đi tiêu hoặc không có thay đổi gì về cơn đau sau khi đi tiêu. Vì vậy, tiêu chí cũ “giảm đau bụng bằng việc đi tiêu” (ở Rome I và II) hoặc “cải thiện tình trạng đau bụng khi đi tiêu” (ở Rome III) được thay thế bằng tiêu chí mới “đau bụng liên quan đến đi tiêu” (ở Rome IV).
Cuối cùng, từ “khởi phát” đã bị xóa khỏi tiêu chí 2 và 3 của Rome III vì không phải ở tất cả các bệnh nhân đều khởi phát đau bụng trùng hợp với sự thay đổi về tần suất hoặc hình thức tiêu phân. Những thay đổi này trong mối quan hệ thời gian giữa đau và đi tiêu không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích.
Tài liệu tham khảo
1. Drossman DA. Functional Gastrointestinal Disorders: History, Pathophysiology, Clinical Features and Rome IV. Gastroenterology. Feb 19 2016;doi:10.1053/j.gastro.2016.02.032
2. Vork L, Weerts Z, Mujagic Z, et al. Rome III vs Rome IV criteria for irritable bowel syndrome: A comparison of clinical characteristics in a large cohort study. Neurogastroenterology and motility. Feb 2018;30(2)doi:10.1111/nmo.13189
3. Heaton KW, O’Donnell LJ. An office guide to whole-gut transit time. Patients’ recollection of their stool form. Journal of clinical gastroenterology. Jul 1994;19(1):28-30. doi:10.1097/00004836-199407000-00008
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.