Cách làm mắm tép chưng thịt đưa cơm ngày mưa cho người bệnh mạn tính

Cách làm mắm tép chưng thịt đưa cơm ngày mưa cho người bệnh mạn tính

Tuy khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm mắm tép chưng thịt không bị khô để tận hưởng được trọn vẹn hương vị của các thành phần trong món ăn này.

Mắm tép chưng thịt là một món ăn đặc sản trong mâm cơm những ngày mưa rét ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Mắm tép ủ ngấu kỹ đem chưng cùng mỡ lợn, thịt vai đầu rồng cùng với các loại gia vị rất thân quen như riềng, sả, hành, tỏi… Tất cả hương vị hòa quyện với nhau làm dậy lên một mùi thơm hấp dẫn sau khi chế biến, là món ăn vô cùng đưa cơm mà cả trẻ con hay người lớn tuổi đều thích mê. Nếu gia đình bạn cũng yêu thích món ăn này, còn chần chừ gì mà không tham khảo ngay cách làm mắm tép chưng thịt không bị khô đúng chuẩn qua bài viết sau đây của Bác sĩ Hoa.

Cách làm mắm tép chưng thịt ai cũng mê 

1. Nguyên liệu làm mắm tép chưng thịt

Một phần mắm tép chưng thịt cho cả gia đình cần có các nguyên liệu với định lượng như sau: 

  • Thịt vai heo băm nhỏ (hoặc xay nhuyễn): 500g
  • Mắm tép: khoảng 50g
  • Mỡ lợn: 120g (có thể thay bằng dầu ăn)
  • Riềng: 50g (1 củ to khoảng quả trứng gà)
  • Sả cây: 6 cây
  • Hành, tỏi, ớt
  • Gia vị (đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu…)

2. Cách chế biến mắm tép chưng thịt

Cách làm mắm tép chưng thịt thơm ngon, không bị khô bao gồm các công đoạn sau:

Sơ chế nguyên liệu

  • Bạn có thể mua thịt heo xay nhuyễn sẵn hoặc mua nguyên miếng rồi cắt thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn.
  • Riềng, sả, hành, tỏi rửa sạch, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn. Ớt số lượng tùy theo khẩu vị, cắt nhỏ.

Uớp thịt 

Ướp phần thịt heo băm nhuyễn cùng một ít đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu, cùng với một phần hành, tỏi, riềng, sả, ớt. Trộn đều tất cả rồi để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Xào thịt với mắm tép 

  • Đầu tiên, đặt chảo lên bếp, thêm mỡ lợn hoặc dầu ăn, dầu nóng thì cho hành, tỏi, riềng, sả vào phi thơm. Sau đó, cho tiếp phần thịt heo băm nhuyễn đã ướp gia vị vào, đảo đều tay cho tơi ở lửa vừa. Bạn có thể đậy vung khoảng 2 phút để thịt chín mềm, không bị khô.
  • Với cách làm mắm tép chưng thịt thì khi thịt chín và săn lại, cho tiếp 50g mắm tép, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường vào đảo đều thêm 5 phút cho tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau.
  • Cuối cùng, cho thêm chút hành lá cắt nhỏ hoặc ớt cắt lát (tùy theo khẩu vị) rồi đảo đều. Tắt bếp, đổ mắm tép chưng thịt ra đĩa là bạn đã hoàn thành xong món ăn dân dã này rồi.

Thành phẩm

Kết quả thu được là một phần mắm tép chưng thịt không bị khô, ngả màu đỏ nâu và dậy lên hương thơm đặc trưng. Bạn có thể dùng ăn kém với cơm trắng và rau luộc là đủ cho một bữa ngon ấm lòng trong những ngày mưa.

Mẹo để có món mắm tép chưng thịt không bị khô, thơm ngon

Lựa chọn nguồn nguyên liệu và phối hợp thêm một số thành phần sẽ giúp món mắm tép chưng thịt của bạn hấp dẫn, chất lượng hơn.

1. Thịt heo

cách làm mắm tép chưng thịt

Trong cách làm mắm tép chưng thịt này, muốn món ăn ngon thì phần thịt heo sử dụng nên ưu tiên là phần thịt vai đầu rồng thay vì thịt đùi hay mông.

Cách chọn mua thịt heo ngon là:

  • Màu sắc: Quan sát màu sắc bề mặt miếng thịt, nếu thịt heo tươi sẽ có lớp màng khô, màu đỏ tươi và bề mặt hơi se lại. Khi cắt sẽ thấy phần mặt cắt miếng thịt có màu hồng đỏ sáng, phần mỡ màu sáng, chắc, có mùi thơm đặc trưng.
  • Độ đàn hồi: Dùng ngón tay ấn vào miếng thịt để kiểm tra độ đàn hồi, thịt tươi sẽ còn độ đàn hồi cao, không để lại dấu tay, khi ấn vào thấy màu đỏ hồng. Nếu miếng thịt khi ấn tạo thành lõm ngón tay không hồi lại thì bạn không nên mua.

Trong cách làm mắm tép chưng thịt, bạn có thể sử dụng mỡ lợn hoặc thêm tóp mỡ vào để phần thịt không bị khô. Lớp mỡ sẽ áo bên ngoài giúp thịt vẫn có độ giòn, săn nhất định nhưng vẫn giữ được độ ẩm vừa đủ, không rời rạc, khô cứng. Mỡ lợn cũng giúp món ăn thêm béo ngậy, dậy hương thơm.

2. Mắm tép 

cách làm mắm tép chưng thịt

Với mắm tép, bạn nên chọn mua mắm từ các làng nghề truyền thống, nổi tiếng hoặc các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số thương hiệu mắm tép nổi tiếng như mắm tép Ba Làng (Thanh Hóa), mắm tép Bạch Câu (Thanh Hóa)… 

Bí quyết trong cách làm mắm tép chưng thịt ngon cần dùng loại mắm tép đã ủ gấu kỹ, tức là mắm đã chuyển sang màu nâu hồng sẫm, nhuyễn mịn thành khối, phần nước mắm tiết ra gần riêng biệt với phần xác mắm nhuyễn.

Mách bạn cách bảo quản và thời gian bảo quản mắm tép chưng thịt

cách bảo quản mắm tép chưng thịt

Khi làm một lần một lượng mắm tép chưng thịt nhiều, bạn nên chia thành các hũ nhỏ để bảo quản và lấy ăn mỗi lần thay vì cho vào một hũ lớn rồi mở ra nhiều lần. Khi bảo quản, bạn cần chú ý:

  • Dùng muỗng sạch, đũa sạch lau khô múc mắm ra chén, để mắm không bị nhanh hư.
  • Nếu để ở ngoài, cần để nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng và dùng trong khoảng 1 tháng.
  • Có thể cất trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng từ 3 – 6 tháng.
  • Khi mắm bốc mùi, đổi màu và tích nước ở mặt thì nên bỏ đi.

Lưu ý trong cách làm mắm tép chưng thịt cho người bệnh mạn tính

Với người bệnh mạn tính, chế độ ăn uống cần được chú ý kỹ hơn tùy vào vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Thành phần thực phẩm trong chế độ ăn uống bao gồm tỷ lệ và loại nhóm chất dinh dưỡng đa lượng lẫn vi lượng được cho là một trong các yếu tố gây ra nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh thận…

Các khía cạnh thường được khuyến cáo trong chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe gồm:

  • Thay thế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo không bão hòa, bao gồm các nguồnaxit béo omge-3.
  • Đảm bảo tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ quả và bổ sung axit folic đầy đủ.
  • Sử dụng các sản phẩm ngũ cốc ở dạng ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ thay vì ngũ cốc tinh chế.
  • Hạn chế tiêu thụ đường qua đồ ăn lẫn thức uống.
  • Hạn chế lượng natri (muối) trong các món ăn.
  • Kiểm soát lượng calo nạp vào, không tiêu thụ calo quá mức từ bất kỳ nguồn thực phẩm nào.

Do đó, khi làm mắm tép chưng thịt cho người có bệnh mạn tính, bạn cần chú ý đến những điều này để thay đổi, điều chỉnh nguyên liệu và công thức chế biến cho phù hợp.

1. Lưu ý về việc sử dụng nguyên liệu trong cách làm mắm tép chưng thịt cho người bệnh mạn tính tại nhà

Về nguyên liệu, gia vị dùng chế biến mắm tép chưng thịt, bạn cần cân nhắc thay đổi một chút để món ăn trở nên “thân thiện” hơn với người bệnh mạn tính:

  • Hạn chế lượng gia vị nêm nếm như nước mắm, đường. Hãy cố gắng ăn nhạt hơn bình thường để hạn chế những rủi ro sức khỏe từ lượng natri tiêu thụ.
  • Ưu tiên các loại gia vị tự nhiên cũng giúp gia tăng hương vị cho món ăn nhưng vẫn tốt cho sức khỏe như hành, tỏi, tiêu, sả, riềng, gừng… 
  • Lựa chọn phần thịt nạc dăm để dùng chưng cùng mắm tép, hạn chế phần mỡ động vật. Tránh dùng phần thịt ba rọi để chế biến.
  • Cách làm mắm tép chưng thịt “thân thiện” với sức khỏe người bệnh mạ tính là ưu tiên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ lợn để thay thế loại chất béo xấu có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên cho thêm tóp mỡ vào món mắm tép chưng thịt. Mặc dù đây là một thức ăn kèm khoái khẩu của nhiều người nhưng có thể gây tăng lượng mỡ máu xấu, ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch.

2. Người bệnh mạn tính nên ăn mắm tép chưng thịt như thế nào để vẫn ngon miệng mà không ảnh hưởng sức khỏe?  

cách làm mắm tép chưng thịt

Khi dùng mắm tép chưng thịt trong bữa ăn, bạn nên kết hợp với món ăn với nhóm thực phẩm rau củ để cân bằng các nhóm chất cần thiết:

  • Ăn cùng các món rau củ luộn hoặc canh nấu thanh đạm, cân bằng lại món mắm chưng nhiều gia vị.
  • Kiểm soát khẩu phần mắm ăn trong một bữa để tránh ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng đền sức khỏe. Hơn nữa, mắm tép chưng thịt thường rất đưa cơm nên ăn nhiều mắm cũng khiến bạn có xu hướng ăn thêm cơm, làm tăng lượng carbohydrate tiêu thụ.
  • Không nên ăn quá thường xuyên, hãy thay đổi thực đơn đa dạng mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm.
  • Thay đổi sang ăn cơm gạo lứt thay vì cơm gạo trắng để tăng cường thêm lượng chất xơ bổ sung.

3. Lợi ích sức khỏe khi tự học cách làm mắm tép chưng thịt tại nhà 

Qua những những lưu ý trên, chắc hạn bạn cũng thấy học cách làm mắm tép chưng thịt tại nhà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, nhất là cho người dùng bị bệnh mạn tính do có thể:

  • Chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp, dễ dàng thay đổi các loại nguyên liệu tương tự để không làm thay đổi quá nhiều hương vị và ít ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tự gia giảm gia vị cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Dễ dàng lên thực đơn các món ăn mỗi ngày để cân bằng các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống, đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất và lượng calo cần thiết.

Bác sĩ Hoa chúc bạn học thành công cách làm mắm tép chưng thịt không bị khô với hương vị thơm ngon khó cưỡng, đồng thời đảm bảo sự phù hợp của món ăn với tình trạng sức khỏe.

Healthify – Loạt nội dung mới lần đầu tiên xuất hiện trên Bác sĩ Hoa – Giới thiệu các công thức nấu nướng, chế biến món ăn thân thuộc trong bữa ăn gia đình theo cách “thân thiện, lành mạnh và dinh dưỡng” cho sức khỏe, nhất là phù hợp với các tình trạng bệnh mạn tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 80% các bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường; đồng thời 40% các bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và kiểm soát tốt nếu mọi người ăn uống lành mạnh hơn, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện và không hút thuốc lá. 
Qua loạt nội dung này, Bác sĩ Hoa mong rằng bạn và người thân có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc và quản lý sức khỏe bản thân và gia đình một cách hiệu quả, tối ưu.
[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo