Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc mà bạn cần biết

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc là vấn đề mà nhiều người quan tâm vì không ít trường hợp người sừ dụng phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe do dị ứng gây ra. Vậy nếu gặp phải tình trạng trên, người bệnh nên xử lý như thế nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trên cũng như các nguyên nhân gây dị ứng trong bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc

Trước khi giải đáp thắc mắc cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng thuốc nhuộm tóc là do đâu.

Hoạt chất paraphenylendiame (PPD) được biết là thành phần chính trong hơn 5.000 loại hóa chất dùng trong thuốc nhuộm tóc. Khi PPD kết hợp với hydrogen peroxide – một chất oxy hóa, hoạt chất này sẽ tạo ra các phân tử màu sắc. Quá trình này góp phần gây ra các phản ứng dị ứng trên da đầu như phồng rộp, lở loét và thậm chí có thể để lại sẹo nếu không được điều trị sớm.

Bên cạnh PPD, một số hóa chất khác cũng thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc bao gồm amoniac, một chất kích thích mạnh có thể gây tử vong nếu sử dụng ở liều cao. Hydrogen peroxide cũng nằm trong danh sách hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại cho phổi khi hít phải ở nồng độ cao. Cuối cùng là ethoxydiglycol, một chất dung môi có thể gây kích ứng và tổn thương da nghiêm trọng.

2. Triệu chứng  

Dị ứng với thuốc nhuộm tóc là một tình trạng phổ biến khi hệ miễn dịch phản ứng với một số thành phần có trong sản phẩm. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phồng rộp, lở loét trên mặt hoặc cổ, ngứa rát, phát ban đỏ và đôi khi là sưng mí mắt, môi, tay hoặc chân. Trong một số trường hợp, dị ứng thuốc nhuộm còn có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc bệnh viêm da dạng tróc vảy toàn thân, bệnh đỏ da toàn thân.

Khi bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, người dùng thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu và các vùng xung quanh. Các vùng da sẽ xuất hiện các dấu hiệu như đỏ, sưng nề, và xuất hiện các mụn nước.

Không chỉ gây ra các phản ứng tức thời, thuốc nhuộm tóc còn có thể để lại các hệ quả khác như rụng tóc, viêm da, lở loét trên da đầu và thậm chí là tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Vậy cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc là gì?

3. Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm

Sau khi khám và được chẩn đoán là bị dị ứng thuốc nhuộm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để không làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kê đơn các loại thuốc bôi có chứa corticoid liều nhẹ để điều trị.  Những loại thuốc này giúp giảm viêm, ngứa và các triệu chứng khó chịu khác do phản ứng dị ứng gây ra, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng da.

4. Phòng ngừa tình trạng bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Việc ngăn ngừa tình trạng dị ứng thuốc nhuộm là cũng vô cùng hữu ích, đặc biệt là những người có sở thích làm đẹp. Để phòng tránh tình trạng dị ứng, nên áp dụng các phương pháp sau:

  • Chỉ nên nhuộm tóc khi thực sự cần thiết và tránh thực hiện nhiều quá trình làm tóc cùng một lúc, như vừa nhuộm vừa uốn.
  • Không nên nhuộm tóc nếu da đầu của bạn đang có vết thương.
  • Sử dụng thuốc nhuộm từ các thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng.

Ngoài ra, trước khi thực hiện quá trình nhuộm tóc, hãy thử phản ứng dị ứng bằng cách bôi một lượng nhỏ thuốc nhuộm lên mặt trong của cẳng tay – nơi da mỏng và nhạy cảm, để yên trong khoảng ít nhất 1 tiếng. Nếu không xuất hiện các triệu chứng như ngứa, đỏ hoặc rát, bạn mới tiếp tục sử dụng sản phẩm. Ngược lại, nếu có dấu hiệu dị ứng, bạn cần rửa sạch ngay với nước và tránh sử dụng sản phẩm đó.

5. Kết luận

Dị ứng thuốc nhuộm là một tình trạng phổ biến nhưng có thể được phòng ngừa. Bằng cách áp dụng những phương pháp xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nêu trên, người bệnh có thể bảo vệ bản thân khỏi những tác hại nghiệm trọng do dị ứng gây ra.

Ngoài ra, việc thăm khám bác sĩ tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín là một biện pháp quan trọng khi nếu gặp phải dị ứng hoặc vấn đề da liễu liên quan đến sử dụng các sản phẩm nhuộm tóc.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Phone
Zalo
Messenger
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo