Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình trạng xảy ra khi các xung điện điều khiển nhịp tim hoạt động bất thường, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra với bất cứ ai ở độ tuổi nào. Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm, nguy hiểm nhất là đột tử.
1. Rối loạn nhịp tim là gì?
Nhịp tim được tính bằng số lần trái tim đập được trong một phút, được điều khiển bởi các xung điện điều hòa. Thực tế tốc độ xung ở mỗi người là khác nhau, nhịp tim thường thấp hơn khi bạn nghỉ ngơi và tăng lên khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức.
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động từ 60 – 90 nhịp mỗi phút, tuy nhiên có thể tăng khi bạn hồi hộp, lo lắng hoặc cảm sốt hoặc vận động mạnh. Nếu sức khỏe tim bình thường, tình trạng nhịp tim tăng, giảm này không kéo dài mà nhanh chóng trở lại bình thường.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tần số dao động của tim xảy ra bất thường, nhịp tim đập quá chậm 60 lần/phút) hoặc quá nhanh (>100 lần/phút) hoặc nhịp tim hỗn loạn không đều. Khi nhịp tim bị rối loạn, khả năng bơm máu của tim cũng bị ảnh hưởng.
Tình trạng rối loạn nhịp tim thường xuất hiện từng đợt thoáng qua vài giây hoặc vài phút, ít dấu hiệu cảnh báo. Các rối loạn nhẹ làm giảm sút sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trường hợp rối loạn nhịp tim kéo dài nhiều giờ, liên tục nhiều năm, tiến triển nghiêm trọng, có thể khiến tim ngừng đập, ngưng mạch, người bệnh ngất xỉu, đột quỵ hoặc tử vong.
2. Rủi ro đột tử ở người rối loạn nhịp tim
Đột tử do tim là tình trạng ngưng tim đột ngột, đồng nghĩa để chỉ một cái chết bất ngờ, đột ngột.Tình trạng này xảy ra khi hệ thống dẫn truyền điện hoạt động của tim bị trục trặc và đột ngột trở nên rất bất thường. Tim đập nhanh một cách nguy hiểm. Tim có thể không đập theo nhịp mà rung (rung thất) và không cung cấp đủ máu đến nuôi các cơ quan. Trong vài phút đầu tiên, lưu lượng máu lên não sẽ giảm mạnh đến mức một người sẽ bất tỉnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì sau đó sẽ dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, đột tử là nguyên nhân gây ra một nửa số ca tử vong liên quan đến tim. Đột tử do tim thường xảy ra ở đối tượng từ 30 – 40 tuổi và ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tình trạng này rất hiếm gặp ở trẻ em.
Hầu hết các trường hợp mắc chứng đột tử do tim đều do rối loạn nhịp tim gây ra. Trong đó, rung thất là loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm nhất, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Rung thất là tình trạng phát xung điện thất thường, vô tổ chức, không theo nhịp từ tâm thất (ngăn dưới của tim) khiến tim không thể bơm máu, các cơ quan, đặc biệt là não không nhận được máu dẫn đến tử vong chỉ trong vài phút nếu không được xử trí ngay.
2. Dấu hiệu cảnh báo đột tử do rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, những người mắc bệnh lý rối loạn nhịp mạn tính thường không cảm nhận được triệu chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cần chú ý một số dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim sau:
2.1 Đánh trống ngực
Đánh trống ngực là triệu chứng hay gặp và điển hình của người bị rối loạn nhịp tim. Người bệnh lúc này thường có cảm giác tim đập mạnh ở trong lồng ngực, đi kèm là cảm giác hụt hẫng, tim ngừng đập xong đập mạnh trở lại…
2.2 Cảm giác khó thở đột ngột xuất hiện, đi kèm cảm giác khó chịu ngực
Triệu chứng khó thở thường khá phổ biến ở các bệnh nội khoa. Tuy nhiên, cơn khó thở kèm theo cảm giác hồi hộp, tim đập không đều… là một trong nhiều dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim nguy hiểm hay nhồi máu cơ tim.
2.3 Chóng mặt
Chóng mặt do chứng rối loạn nhịp tim là cảm giác choáng váng, thế giới quay vòng vòng hoặc chính người bệnh quay vòng. Kèm với đó là cảm giác mất cân bằng ở người bệnh.
Có thể nói, chóng mặt không phải là bệnh. Nó là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau và một trong số đó là rối loạn nhịp tim.
2.4 Ngất xỉu
Ngất xỉu là tình trạng bệnh nhân đột ngột mất đi ý thức trong thời gian ngắn. Ngất xỉu là triệu chứng khá nguy hiểm bởi nó có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng như người bệnh ngất trong lúc leo cầu thang hoặc đang lái xe.
Theo các chuyên gia, một số rối loạn nhịp tim có tính tiềm ẩn, người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Dẫu vậy, khi người bệnh có cơn loạn nhịp tái phát trở nặng, có thể dẫn tới đột tử. Loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân chính gây đột tử ở người trẻ.
3. Cách phòng tránh đột tử do rối loạn nhịp tim
Để phòng tránh đột tử do rối loạn nhịp timthì mỗi người có thể chủ động ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim bằng những cách sau:
- Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, loại bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá.
- Ăn các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Đặc biệt, chế độ ăn cần ít muối, chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ.
- Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn hữu ích trong việc ổn định nhịp tim và duy trì cân nặng lý tưởng.
- Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể.
- Tránh căng thẳng : Nguy cơ mắc bệnh tim ở người thường xuyên căng thẳng, stress sẽ cao hơn bình thường. Vì vậy, cần loại bỏ căng thẳng khỏi cuộc sống hàng ngày để bảo vệ tim của bạn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng, 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
Rối loạn nhịp tim là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về các dấu hiệu cảnh báo, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể và duy trì một lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề về nhịp tim. Sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch sẽ giúp bạn sống một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.