Cắt chỉ sau phẫu thuật là việc cần thiết để giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, cắt chỉ có đau không là nỗi lo sợ của nhiều bệnh nhân. Mời bạn cùng Bác sĩ Hoa đi tìm câu trả lời cho vấn đề cắt chỉ sau phẫu thuật có đau không trong bài viết ngay sau đây để bớt lo lắng nhé!
Chỉ khâu là những mũi khâu nhỏ thường được sử dụng để đóng vết thương hở sau phẫu thuật hoặc tai nạn. Sau khi vết thương đã lành, chỉ khâu hoàn thành nhiệm vụ và sẽ được cắt bỏ. Cắt chỉ là thủ thuật bắt buộc phải được thực hiện để ngăn ngừa sẹo xấu, đảm bảo thẩm mỹ và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vậy, cắt chỉ vết thương có đau không?
Cắt chỉ có đau không?
Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm bởi cắt chỉ là một thủ thuật rất đơn giản. Bác sĩ sẽ sát trùng sau đó cắt mối khâu và sau đó kéo ra để loại bỏ chỉ. Cắt chỉ có đau không thì thủ thuật nhỏ này thường chỉ gây cơn đau nhẹ hoặc không gây đau. Cơn đau do cắt chỉ nếu có sẽ không kéo dài quá lâu và thường kết thúc ngay sau khi cắt chỉ xong.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy một chút áp lực trên da khi bác sĩ kéo chỉ ra từ vết khâu, nhưng thao tác này sẽ rất nhanh, chỉ mất vài giây và thường không gây đau đớn quá nhiều. Bác sĩ sẽ không cần gây mê hay gây tê cho thủ tục này để giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ do thuốc gây mê hay thuốc gây tê.
Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng bệnh nhân không thể tự cắt chỉ tại nhà bởi có nhiều nguy cơ có thể xảy ra như sót chỉ, nhiễm trùng vết thương… Vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như giảm nguy cơ gây đau đớn dữ dội hoặc để lại sẹo khi cắt chỉ, bệnh nhân nên đến bệnh viện, phòng khám y tế uy tín để được bác sĩ, điều dưỡng có tay nghề, giàu kinh nghiệm thực hiện.
Cắt chỉ có đau không và mức độ đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Thời điểm và vị trí cắt chỉ
Nhiều người lo sợ không biết cắt chỉ có đau không và vì ám ảnh sợ đau nên chần chừ không thực hiện, dẫn đến vết thương hồi phục lâu hơn. Nếu để quá lâu, chỉ khâu sẽ khó loại bỏ hơn, việc cắt chỉ trở nên phức tạp, gây đau nhiều hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo.
Tuy nhiên, nếu cắt chỉ quá sớm, vết thương có thể chưa lành hẳn, dễ bị hở rộng và thời gian phục hồi cũng lâu hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ để được cắt chỉ, thông thường là sau 5 đến 10 ngày.
Thời gian cắt chỉ và cắt chỉ có đau không còn tùy rất lớn vào vị trí vết khâu. Cụ thể như sau:
- Vết khâu vùng đầu, mặt, cổ, thẩm mỹ: 3 – 5 ngày
- Vết khâu bình thường: 7 ngày
- Vết thương dài trên 10 cm, vết thương gần khớp xương (đầu gối, khuỷu tay), vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, bụng tích nhiều mỡ: hơn 10 ngày
- Vết thương bị nhiễm trùng: cắt chỉ sớm ngay khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Vậy, cắt chỉ vết thương có đau không? Vị trí cắt chỉ ở các vùng da mỏng thường sẽ gây đau nhiều hơn so với các vùng da dày.
Loại phẫu thuật được thực hiện trước đó
Cắt chỉ có đau không còn tùy vào độ phức tạp của phẫu thuật được thực hiện trước đó. Các phẫu thuật lớn và phức tạp thường gây ra vết thương rộng thì khi cắt chỉ, mức độ đau cao hơn.
Vậy, nếu là cắt chỉ vết mổ nội soi có đau không? Đối với vết mổ hở hoặc can thiệp lên các cơ quan nội tạng có thể gây ra cơn đau hơn so với mổ nội soi với vết mổ nhỏ.
Cắt chỉ có đau không tùy vào mức độ chịu đau của mỗi người
Cắt chỉ sau mổ có đau không, nhiều hay ít cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ chịu đau của mỗi người. Đối với một số người có cơ địa nhạy cảm và khả năng chịu đau kém thì khi cắt chỉ sẽ mang lại cảm giác đau nhói nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa chịu đau giỏi, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy tê tê một chút như kiến cắn khi bác sĩ kéo chỉ ra.
Mẹo giảm đau và cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
Bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau sau cắt chỉ bằng thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, khi dùng thuốc giảm đau, hãy lưu ý rằng:
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc và liều lượng thuốc giảm đau được khuyến cáo trên hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen trừ khi được bác sĩ cho phép.
- Nếu bị dị ứng với acetaminophen hoặc không thể dùng thuốc do tình trạng bệnh lý đang mắc phải, hãy hỏi bác sĩ để biết mình nên dùng thuốc gì để thay thế.
Ngoài ra, bạn có thể chườm túi nước đá lên vết thương để giảm đau, sưng và bầm tím. Đặt một túi nước đá lên vết thương trong 15 đến 20 phút mỗi giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề cắt chỉ có đau không thì sau khi cắt chỉ, bạn cần tiếp tục chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục. Cụ thể như sau:
- Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo, đồng thời làm sạch vết thương theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ hoặc y tá.
- Không ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Không chạm, gãi, chà xát mạnh vào cho đến khi vết thương lành hẳn để giảm nguy cơ hình thành sẹo và nhiễm trùng.
- Không sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi ngoài da hay bất kỳ loại mỹ phẩm nào khác bôi lên vết thương nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
- Tránh các hoạt động thể chất quá mạnh có thể làm vết thương hở lại, chẳng hạn như đạp xe hoặc bơi lội.
- Sử dụng kem chống nắng và bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời ngay cả khi vết thương đã lành để giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.
- Hãy thăm khám với bác sĩ và kiểm tra lại vết thương nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như vết thương đỏ, ngứa, sưng tấy, đau đớn hoặc rỉ dịch bất thường; vết thương hở ra hoặc bong ra quá sớm hoặc bệnh nhân bị sốt, đổ mồ hôi hay ớn lạnh.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn bớt lo về vấn đề cắt chỉ có đau không. Cắt chỉ thường không gây đau nhiều, nhưng một số người có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu. Để giảm đau sau khi cắt chỉ, bạn có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau nhưng cần chăm sóc vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng.
[embed-health-tool-bmi]Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.