Nước dừa không chỉ là một loại thực uống giải khát mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Trong đó, dân gian truyền tai nhau cách chữa sỏi thận bằng nước dừa an toàn lại hiệu quả. Thực hư về phương pháp này như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu nhé!
Bị sỏi thận có nên uống nước dừa?
Nước dừa là loại thức uống tự nhiên, cũng giống như các loại nước trái cây khác nhưng điểm cộng là nó có rất ít đường và. Trong khoảng 300ml nước dừa có thể cung cấp 45-60 calo. Thêm vào đó, nước dừa có nhiều protein, sắt, natri, photpho, vitamin C, B1, B2, B3, B6, canxi, magie, kali, kẽm, chất xơ,… tốt cho sức khỏe.
Ngoài công dụng là giải khát, thanh nhiệt, ở nhiều quốc gia Đông Nam Á nước dừa còn được dùng để chữa bệnh sỏi thận.
Loại nước này có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, thông tiểu nhờ đó giảm thiểu tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Đồng thời, quá trình đi tiểu nhiều sẽ góp phần bào mòn sỏi thận để dễ dàng đào thải viên sỏi ra ngoài theo đường tiểu. Thường xuyên uống nước dừa cũng giúp ngăn ngừa tình trạng cặn lắng đọng ở thận, nhờ đó ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
Tuy nước dừa rất tốt cho người bệnh sỏi thận nhưng chữa sỏi thận bằng nước dừa chỉ phù hợp với tình trạng sỏi nhỏ, không gây ra những biến chứng khác. Trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa trị sỏi thận nào tại nhà, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Một số trường hợp sỏi thận to hoặc có nhiều sỏi thận cùng lúc cần được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Cách chữa sỏi thận bằng nước dừa
Dưới đây là một số cách chữa sỏi thận bằng nước dừa trong dân gian, bạn có thể tham khảo áp dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
Uống nước dừa tươi để làm tan sỏi thận
Cách đơn giản nhất để làm tan sỏi thận, giảm thiểu cơn đau do sỏi thận gây ra là uống nước dừa tươi. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 1 trái dừa, không nên uống quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng không nên thêm đường vào nước dừa khi uống. Đường có thể làm tăng mức năng lượng cho cơ thể và tạo thêm áp lực cho thận do tăng lượng đường trong máu.
Để giúp thay đổi khẩu vị, bạn có thể kết hợp nước ép thơm hoặc chanh vào để uống cùng với nước dừa. Lưu ý nên dùng nước dừa ngay sau khi chặt để đảm bảo giữ nguyên hương vị và hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Nước dừa để lâu không chỉ làm thất thoát dưỡng chất mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách.
Rau om nước dừa trị sỏi thận
Rau om (hay rau ngổ) là một trong những vị thuốc chữa sỏi thận phổ biến. Theo y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc và giảm đau. Rau om kết hợp với nước dừa sẽ giúp tăng tác dụng tiêu sỏi, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm thận và ngăn ngừa sỏi thận tái phát.
Bài thuốc chữa sỏi thận bằng nước dừa và rau om như sau:
- Lấy 1kg rau om rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Sau đó xem xay nhuyễn rau om để vắt lấy nước cốt.
- Chuẩn bị 1 quả dừa chặt lấy nước.
- Trộn nước cốt rau om với nước dừa lại với nhau, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống trước mỗi bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Uống liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả.
Bạn có thể xem thêm: Người bị sỏi thận uống gì cho hết?
Những lưu ý cần biết khi chữa sỏi thận bằng nước dừa
Chữa sỏi thận bằng nước dừa là một phương pháp dân gian được đánh giá cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi ngày chỉ nên uống trung bình 1 quả dừa và tối đa là 3 quả. Nước dừa an toàn và lành tính nhưng uống quá nhiều nước dừa có thể những tác dụng không mong muốn như: tăng natri huyết làm tăng áp lực cho cầu thận, tăng kali máu, đầy bụng, tụt huyết áp, đi phân lỏng,…
- Phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa vì nguy cơ sảy thai cao.
- Một số trường hợp sau đây cũng không nên uống nước dừa: người bị tụt huyết áp, bệnh nhân bị trĩ, thấp khớp, tiểu đường hay có thể tạng thuộc tính âm,…
Bác sĩ Hoa hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa sỏi thận bằng nước dừa. Dù nước dừa rất tốt cho người bệnh sỏi thận nhưng không có tác dung kiểm soát sự phát triển của sỏi thận. Vì thế, hãy thường xuyên đi thăm khám bác sĩ và không nên dùng nước dừa để thay thế thuốc hay các chỉ định khác của bác sĩ, bạn nhé!
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.