Chuyển nhịp bằng thuốc là gì? Khi nào cần áp dụng?

Chuyển nhịp bằng thuốc là thủ thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị tim mạch, điều chỉnh nhịp tim. Sau đây là các thông tin chi tiết về thủ thuật, lợi ích cùng các trường hợp cần áp dụng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Nội tim mạch, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang.

1. Chuyển nhịp bằng thuốc là gì?

Chuyển nhịp bằng thuốc là quá trình sử dụng thuốc để điều chỉnh nhịp tim từ trạng thái rối loạn về trạng thái ổn định. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian loạn nhịp tim xảy ra, cũng như loại thuốc mà bác sĩ sử dụng.

Phương pháp chuyển nhịp tim này còn được gọi là chuyển nhịp bằng hóa chất hay chuyển nhịp dược lý. Ngoài thủ thuật này, việc điều chỉnh nhịp tim có thể sử dụng thiết bị sốc điện hay được gọi là sốc điện chuyển nhịp.

Chuyển nhịp bằng thuốc là phương pháp phổ biến và an toàn cho bệnh nhân tim mạch

Chuyển nhịp tim bằng cách sử dụng thuốc có thể:

  • Mở rộng các mạch máu của bệnh nhân.
  • Làm giảm sức căng cơ tim.
  • Giảm áp lực hoạt động cho hệ tim mạch.
  • Làm chậm các tín hiệu dẫn truyền ở tim.

Thông thường, nhịp tim bắt đầu từ nút xoang nhĩ, sau đó xung điện đi qua tâm nhĩ phải và nút nhĩ thất, rồi đến tâm thất. Khi quá trình truyền tín hiệu đến các bộ phận của tim bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, mạnh bất thường.

Khi nhịp tim không ổn định, cơ tim có thể không bơm máu hiệu quả đến cơ thể. Điều này có thể gây chóng mặt, kiệt sức, khó thở, đau ngực, cảm giác bức bối và mệt mỏi nói chung.

2. Khi nào cần dùng thuốc để chuyển nhịp tim?

Nếu nhịp tim của bệnh nhân quá nhanh hoặc không đều, chuyển nhịp bằng thuốc là giải pháp cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân khiến nhịp tim của bệnh nhân trở nên không đều, bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc.
  • Cơ thể bị nhiễm trùng.
  • Lên cơn nhồi máu cơ tim.
  • Sự thay đổi trong cấu trúc hệ tim mạch.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Suy tim sung huyết.
  • Các vấn đề về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc khí phế thũng.

3. Thủ thuật chuyển nhịp bằng thuốc điều trị bệnh gì?

Chuyển nhịp tim bằng hóa chất được sử dụng để điều trị những loại nhịp tim bất thường sau đây:

  • Nhịp nhanh trên thất.
  • Nhịp nhanh thất.
  • Rung thất.
  • Rung nhĩ (AFib).
  • Nhịp nhanh nhĩ.
  • Cuồng nhĩ.

4. Mức độ phổ biến của thủ thuật

Bác sĩ thường xuyên áp dụng và gợi ý chuyển nhịp bằng thuốc cho bệnh nhân. Thủ thuật có thể điều trị nhiều loại nhịp tim bất thường khác nhau. Một trong những loại phổ biến nhất là nhịp nhĩ không đều.

Theo số liệu phân tích, số lượng người mắc bệnh rung nhĩ sẽ gia tăng nhiều hơn cho tới năm 2030. Thủ thuật điều trị chuyển nhịp bằng thuốc sẽ là cách hiệu quả và đơn giản nhất để chăm sóc sức khỏe các bệnh nhân.

Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn nhịp tim được áp dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều bệnh lý khác nhau

5. Quá trình thực hiện chuyển nhịp tim bằng thuốc

5.1 Trước khi thực hiện thủ thuật

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp thông tin về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả những loại mua không cần đơn để đảm bảo rằng chúng không tương tác xấu với các loại thuốc được sử dụng trong quá trình thực hiện chuyển nhịp bằng thuốc. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống thuốc chống đông máu trước khi thực hiện chuyển nhịp tim để ngăn các biến chứng do cục máu đông gây ra.

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe sẽ đưa ra quyết định về phương pháp chuyển nhịp phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Nếu huyết áp thấp, bác sĩ có thể sẽ ưu tiên phương pháp chuyển nhịp bằng điện. Trong trường hợp có lưu lượng máu tốt, bệnh nhân có thể chọn giữa sốc điện chuyển nhịp và chuyển nhịp bằng thuốc.

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra cần thiết và đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất

Phương pháp thao tác phế vị có thể là lựa chọn thứ ba cho những bệnh nhân mắc một số bệnh lý nhịp tim nhanh trên thất. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng mang lại hiệu quả.

Lưu ý: Trước khi thực hiện chuyển nhịp bằng thuốc, bệnh nhân không nên ăn uống trong tám giờ trước đó.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn nhịp nhĩ, việc thực hiện siêu âm tim qua thực quản (TEE) là cần thiết. Thông tin từ siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng có cục máu đông nào có thể bị bong ra trong quá trình chuyển nhịp tim hay không.

5.2 Trong khi thực hiện thủ thuật

Để hạn chế các rối loạn nhịp tim ngoài mong muốn, bệnh nhân sẽ được đưa vào trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phòng bệnh khác trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số như huyết áp và điện tâm đồ (ECG). Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ có sẵn máy khử rung tim và thiết bị hỗ trợ tim mạch tiên tiến nếu cần thiết.

Khi cơ thể bệnh nhân được đánh giá đạt trạng thái ổn định, thuốc sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc qua đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ cần nhiều hơn một liều thuốc nếu liều đầu tiên không đạt được hiệu quả.

5.3 Sau khi thực hiện thủ thuật

Bác sĩ hoặc y tá sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong khoảng 24 đến 48 giờ sau khi trải qua thủ thuật chuyển nhịp bằng thuốc.

6. Những loại thuốc được sử dụng trong thủ thuật

Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để chuyển nhịp bằng thuốc hiệu quả

Những loại thuốc mà đội ngũ y tế sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân. Các loại thuốc này không chỉ giúp chuyển nhịp tim về bình thường mà còn có thể điều trị các vấn đề khác như cao huyết áp và suy tim sung huyết.

Dưới đây là một số loại thuốc chuyển nhịp tim mà đội ngũ y tế có thể sử dụng:

  • Adenosine.
  • Quinidine.
  • Ibutilit.
  • Diltiazem hoặc các loại thuốc chẹn kênh canxi khác.
  • Flecainide.
  • Metoprolol hoặc các loại thuốc chẹn beta khác.
  • Procainamide.
  • Sotalol.
  • Amiodarone.
  • Digoxin.
  • Dronedarone.
  • Propafenone.

Thuốc sử dụng cho chuyển nhịp tim được kê đơn bởi bác sĩ và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Những nội dung trên là các thông tin quan trọng về chuyển nhịp bằng thuốc và công dụng của thủ thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo