Đau bụng âm ỉ: Xác định vị trí để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng âm ỉ: Xác định vị trí để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng âm ỉ là cảm giác khó chịu ở bất kỳ vị trí nào trong vùng bụng. Đó có thể là cơn đau bụng quanh rốn âm ỉ, bụng đau âm ỉ dưới hoặc trên rốn. Vị trí mà bụng đau âm ỉ là đầu mối quan trọng giúp xác định nguyên nhân dẫn đến cơn đau bụng, mặc dù đó không phải là yếu tố duy nhất. Nó có thể chỉ ra cơ quan nào có liên quan đến cơn đau. Cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bụng chứa phần lớn các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa. Đau bụng khiến chúng ta nghĩ đến nguyên nhân từ đường tiêu hoá đầu tiên. Tuy nhiên, ổ bụng từ ngoài vào trong còn có những cơ quan khác:

  • Cơn đau xuất hiện ở thành bụng, da và các cơ tạo nên lớp vỏ ngoài của bụng. 
  • Và đôi khi, cơn đau mà bạn cảm thấy ở bụng có thể đến từ nơi khác, như ngực, xương chậu hoặc lưng.
  • Đau mơ hồ, hay dữ dội còn có nguyên nhân từ mạch máu ổ bụng.

nguyên nhân đau bụng âm ỉ từng vị trí

Nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ

Bụng dưới và quanh rốn của bạn chứa ruột non và ruột già. Đau bụng âm ỉ quanh và dưới rốn thường liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, cơn đau âm ỉ bụng dưới cũng có thể liên quan đến buồng trứng hoặc tử cung (ở nữ).

Nguyên nhân bụng dưới đau âm ỉ có thể bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Bệnh viêm ruột (Crohn’s, viêm loét đại tràng)
  • Tắc ruột lớn hoặc nhỏ
  • Ung thư ruột non
  • Ung thư ruột kết
  • Chứng phình động mạch chủ bụng
  • Viêm phúc mạc
  • Viêm hạch mạc treo
  • Hội chứng thiếu máu cục bộ đường ruột (mạc treo).

Nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ

Cơn đau bụng âm ỉ bên dưới lan từ các cơ quan vùng chậu đến thường là do:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Viêm vùng chậu
  • Có thai ngoài tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư tử cung.

Đau âm ỉ bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Cơn đau bụng âm ỉ bên trái phía dưới thường liên quan đến bệnh túi thừa và viêm túi thừa đại tràng. Túi thừa (túi nhỏ ở thành ruột) có thể xuất hiện khắp đại tràng (ruột kết) nhưng chúng thường phát triển ở phần dưới bên trái.

Đau âm ỉ bụng dưới bên phải

Cơn đau bụng âm ỉ ở vùng bụng dưới bên phải thường liên quan đến ruột thừa. Nguyên nhân có thể là do tình trạng viêm ruột thừa hoặc hiếm gặp hơn là ung thư ruột thừa.

Đau bụng dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần chú ý loại trừ thai ngoài tử cung (nếu bệnh nhân đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất máu nghi xuất huyết nội cần được phẫu thuật khẩn cấp vì là biến chứng nguy hiểm do thai ngoài vỡ).

Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ trên rốn

Đau bụng âm ỉ ở giữa trên rỗn (vùng thượng vị)

Vùng này là vị trí đau bụng thường gặp nhất. Nguyên nhân gây đau thường gặp là dạ dày, tá tràng.

Từ đường tiêu hoá:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
  • Viêm đường mật
  • Viêm gan
  • Viêm tuỵ cấp
  • Viêm ruột thừa giai đoạn sớm
  • Thủng dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, tại vị trí này còn có các nguyên nhân khác gây đau bụng:

  • Viêm màng ngoài tim/ viêm cơ tim
  • Nhồi máu cơ tim thành dưới
  • Bóc tách động mạch chủ bụng
  • Nhồi máu mạc treo.

Đau bụng âm ỉ phía trên bên phải

Vùng bụng trên bên phải là nơi chứa gan, túi mật và ống mật. Thận phải cũng nằm ở vùng này nhưng phía sau. Các phần đầu tiên của ruột non và ruột già cũng đi qua vùng bụng trên bên phải.

Đau bụng trên âm ỉ bên phải thường liên quan đến bệnh gan hoặc bệnh túi mật, chẳng hạn như:

  • Viêm gan
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm ruột thừa
  • Ung thư ống mật, sỏi và hẹp
  • Ung thư túi mật
  • Ung thư gan.

Ngoài ra, đau âm ỉ bụng trên cũng có thể là do một vấn đề cục bộ ở tá tràng, ruột già hoặc thận phải, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Loét tá tràng
  • Tắc ruột lớn
  • Viêm đại tràng
  • Ung thư đại tràng.

Đau bụng âm ỉ phía trên bên trái

Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ trên rốn

Vùng bụng trên bên trái là nơi chứa một phần của dạ dày, tuyến tụy và lá lách. Thận trái nằm ở phía sau khoang bụng, tim và phổi trái cũng nằm ngay phía trên nó.

Đau bụng trên rốn âm ỉ bên trái thường là do:

  • Viêm tụy
  • Ung thư tuyến tụy
  • Lá lách to
  • Viêm dạ dày
  • Loét dạ dày
  • Ung thư dạ dày
  • Nhiễm trùng thận (Viêm đài bể thận cấp)
  • Sỏi thận.

Nếu cơn đau xuất phát từ ngực lan đến vùng bụng trên bên trái, nó có thể là do:

  • Đau thắt ngực
  • Đau ngực không do tim
  • Viêm màng ngoài tim
  • Viêm phổi
  • Viêm màng phổi
  • Thuyên tắc phổi.

Điều trị tình trạng đau bụng âm ỉ

điều trị đau bụng âm ỉ

Trong trường hợp, nếu nếu cơn đau bụng âm ỉ không bị tái phát hoặc nguyên nhân chỉ là do ăn quá no, căng thẳng, chướng bụng, khó tiêu thì cơn đau có thể tự khỏi theo thời gian. Lúc này, bạn nên:

  • Ngừng ăn hoặc chỉ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước hoặc chất điện giải bù nước.
  • Hãy thử dùng một chai nước ấm chườm bụng hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như dùng cam thảo để trị đầy hơi, dùng gừng để trị chứng khó tiêu hoặc bạc hà để giúp thư giãn cơ ruột.

Ngoài ra, nếu cơn đau âm ỉ dai dẳng thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác, cũng như điều trị nếu cần. Bác sĩ thường chỉ định nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, thận, tụy, lá lách nhằm có được những chẩn đoán chính xác nhất. Đau bụng có rất nhiều nguyên nhân và cách điều trị. Một số tình trạng, chẳng hạn như sỏi mật hoặc viêm ruột thừa, thì cần phải phẫu thuật.

Các nguyên nhân đau bụng liệt kê trong bài chỉ là các nguyên nhân thường gặp. Các tạng trong ổ bụng không đặc biệt khu trú ở một vị trí duy nhất, nên phân khu ổ bụng để xác định nguyên nhân chỉ là một bước đầu trong chẩn đoán. Để xác định nguyên nhân gây đau bụng chính xác, bạn cần được bác sĩ hỏi kĩ bệnh sử, thăm khám cẩn thận và phối hợp cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm bụng, Xquang, nội soi,…). Trong các trường hợp khó, còn cần phối hợp đa chuyên khoa, và theo dõi bệnh một khoảng thời gian.

Hầu như tất cả mọi người đều sẽ bị đau bụng âm ỉ vào một lúc nào đó trong đời. Hầu hết trường hợp là không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí là một trường hợp khẩn cấp cần điều trị y tế. Cùng tham gia cộng đồng của Bác sĩ Hoa để tìm hiểu và chia sẻ với nhau những thông tin hữu ích nhé!

[embed-health-tool-bmr]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo