Đau nhức bắp chân về đêm là mắc bệnh nào, phải làm sao để chữa khỏi?

1. Nguyên nhân gây đau nhức bắp chân về đêm không xuất phát từ bệnh lý

1.1. Thiếu hụt khoáng chất và vi chất dinh dưỡng

Các khoáng chất như canxi, magie và kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của các cơ và dây thần kinh. Khi thiếu hụt các khoáng chất này, chức năng co cơ bị rối loạn từ đó xuất hiện tình trạng chuột rút bắp chân hoặc đau nhức vào ban đêm.

Thiếu hụt canxi có thể gây đau nhức bắp chân về đêm
Thiếu hụt canxi có thể gây đau nhức bắp chân về đêm

1.2. Chuột rút 

Chuột rút là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bắp chân về đêm. Khi bị chuột rút, các cơ ở bắp chân co cứng đột ngột, gây ra cơn đau nhức rất dữ dội và khó chịu. Chuột rút thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.

1.3. Ngồi hoặc đứng quá lâu vào ban ngày

Nếu ngồi hoặc đứng quá lâu, máu sẽ khó lưu thông đều, áp lực dồn xuống chân gây sưng và đau nhức bắp chân. Đây là lý do tại sao những người làm việc văn phòng hoặc phải đứng suốt ngày thường cảm thấy đau nhức vào cuối ngày hoặc về đêm.

2. Nguyên nhân đau nhức bắp chân về đêm do bệnh lý

2.1. Thiếu máu hoặc tuần hoàn kém

Thiếu máu hoặc tuần hoàn kém có thể gây ra cảm giác đau nhức, nặng nề ở bắp chân, đặc biệt là khi nghỉ ngơi vào ban đêm. Khi cơ thể thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ sẽ giảm đi từ đó dễ bị đau mỏi ở bắp chân.

Đối với những người bị tiểu đường, huyết áp thấp hoặc bệnh lý liên quan đến mạch máu, tuần hoàn kém có thể bị đau nhức bắp chân về đêm do lưu lượng máu bị giảm, gây tích tụ axit lactic trong cơ.

2.2. Viêm tĩnh mạch 

Viêm tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân bị sưng, viêm, không thể lưu thông máu về tim hiệu quả. Vì thế, máu bị ứ đọng sẽ gây nên áp lực cho tĩnh mạch.

Tĩnh mạch bị viêm làm sưng nóng và đau nhức bắp chân, đặc biệt là vào ban đêm – thời điểm máu lưu thông chậm lại.

Giãn tĩnh mạch lâu ngày có thể khiến bắp chân, mắt cá chân bị sưng phù. Đây là lý do người bệnh cảm thấy nặng khó chịu hoặc đau bắp chân về đêm.

Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gai xương,… cũng có thể khiến bắp chân bị đau nhức, nhất là vào ban đêm khi các khớp ít vận động. Tình trạng đau nhức này thường bắt đầu ở khớp gối hoặc khớp hông nhưng có thể lan tỏa xuống bắp chân.

  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khiến khớp mất đi lớp sụn bảo vệ, ma sát giữa các khớp xương kém nên xuất hiện cơn đau nhức và mỏi mệt kéo dài.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn gây viêm và đau ở các khớp, đặc biệt vào ban đêm. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các cơ và gân xung quanh nên bắp chân cũng lây lan cảm giác đau nhức.
  • Gai xương: Gai xương ở vùng cột sống hoặc khớp gối có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau nhức từ vùng khớp xuống tới bắp chân.
Bệnh thoái hóa khớp gối thường gây ra triệu chứng đau nhức bắp chân
Bệnh thoái hóa khớp gối thường gây ra triệu chứng đau nhức bắp chân

3. Phương pháp điều trị đau nhức bắp chân về đêm

3.1. Khắc phục tại nhà

Thực hiện các bài tập giãn cơ

Giãn cơ có thể giảm tình trạng đau nhức bắp chân về đêm nhờ khả năng cải thiện lưu thông máu và giảm căng cứng cơ bắp.

  • Bài tập giãn bắp chân: Người đứng cách tường một sải tay sau đó đưa hai tay đặt lên tường, chân phải bước ra sau, gót chân chạm xuống đất. Tiếp theo hãy đẩy nhẹ người về phía trước và giữ trong 15 – 30 giây. Đổi bên và thực hiện lại động tác.
  • Bài tập ngồi giãn cơ: Người ngồi thẳng trên sàn, chân duỗi thẳng, gập bàn chân hướng về phía mình. Sau đó hãy dùng khăn hoặc dây đặt quanh lòng bàn chân và kéo nhẹ về phía cơ thể, giữ trong 20 – 30 giây.

Uống đủ nước và bổ sung khoáng chất

Mất cân bằng nước và khoáng chất là nguyên nhân phổ biến gây chuột rút và đau nhức cơ bắp:

  • Đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Bổ sung canxi, kali và magie giúp cân bằng điện giải và ngăn ngừa co cơ. Có thể bổ sung qua chuối, hạnh nhân, cá hồi, rau xanh,… thực phẩm giàu khoáng chất hoặc uống thực phẩm chức năng sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xoa bóp và chườm ấm

  • Xoa bóp bắp chân: Sử dụng dầu hoặc kem xoa bóp, nhẹ nhàng massage từ dưới lên trên để thúc đẩy lưu thông máu và làm dịu cơ bắp chân. Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút để đạt hiệu quả cải thiện đau nhức bắp chân về đêm.
  • Chườm ấm: Dùng một khăn ấm hoặc túi chườm ấm áp lên vùng bắp chân bị đau nhức trong 10 – 15 phút trước khi đi ngủ. Nhiệt độ ấm sẽ giúp thư giãn cơ và giảm cảm giác đau nhức, nhất là đối với các trường hợp đau do tuần hoàn kém hoặc chuột rút.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Khi nằm ngủ, hãy đặt một chiếc gối dưới bắp chân để nâng cao chân lên một chút. Động tác này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm cảm giác đau nhức khi nghỉ ngơi.

3.2. Can thiệp y tế

Khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả hoặc đau nhức bắp chân về đêm là do các bệnh lý nghiêm trọng thì người bệnh cần được can thiệp y tế.

Dùng thuốc

Thuốc có thể giảm đau nhức bắp chân hiệu quả nhưng trước khi dùng thuốc cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa:

  • Thuốc giảm đau: Với những người bị đau nhức nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm bớt triệu chứng.
  • Thuốc giãn cơ: Trường hợp chuột rút thường xuyên và nghiêm trọng, thuốc giãn cơ có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau hiệu quả.

Điều trị bệnh lý nền

Trong trường hợp đau nhức bắp chân về đêm do các bệnh lý như giãn tĩnh mạch, viêm khớp, suy giãn tĩnh mạch,… bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.

Người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra đúng nguyên nhân gây đau nhức bắp chân về đêm
Người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra đúng nguyên nhân gây đau nhức bắp chân về đêm

Đau nhức bắp chân về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Để giải quyết hiệu quả triệu chứng này, tốt nhất người bệnh nên có sự kiểm tra chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa.

Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Phone
Zalo
Messenger
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo