Với những người nhạy cảm với ánh sáng hoặc muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, đeo bịt mắt ngủ (hay che mắt ngủ) có thể là giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, ở góc độ chăm sóc giấc ngủ một cách khoa học, bạn có nên dùng bịt mắt ngủ không?
Bác sĩ Hoa mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau!
Bịt mắt ngủ có tác dụng gì?
Việc sử dụng đồ bịt mắt ngủ có tác dụng thấy rõ nhất là giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ lại đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người, bao gồm:
- Cải thiện giấc ngủ REM: Nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng, những bệnh nhân thường xuyên bị phân tâm bởi ánh sáng và tiếng ồn trong khi ngủ đã tăng giấc ngủ REM và tăng mức độ melatonin khi đeo miếng bịt mắt ngủ. Điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và cân bằng nội tiết tố.
- Giảm nguy cơ các bệnh: Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm giảm năng suất làm việc mà còn gây nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đau đầu và thậm chí có thể dấn đến mắc bệnh Alzheimer. Một số bệnh liên quan khác do chất lượng ngủ kém như bệnh tiểu đường và các vấn đề về tim mạch.
- Giảm nguy cơ béo phì: Theo nghiên cứu, việc thiếu ngủ làm tăng tỷ lệ béo phì lên 89% ở trẻ em và 55% ở người lớn. Thời gian ngủ quá ngắn làm ảnh hưởng đến mức độ của hormone gây đói bụng (leptin and ghrelin). Việc sử dụng đồ bịt mắt ngủ giúp hạn chế tình trạng thiếu ngủ do tác động từ ánh sáng. Từ đó ngăn ngừa cảm giác đói bụng, thèm ăn, giảm nguy cơ bị béo phì.
- Cải thiện hệ miễn dịch:Nghiên cứu năm 2009, cho thấy những người ngủ ít hơn 7 tiếng có khả năng bị cảm lạnh cao hơn những người khác. Thiếu ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị cảm cúm thông thường.
- Tăng sức khỏe của bộ não: Theo nghiên cứu năm 2023, cải thiện giấc ngủ thông qua sử dụng mặt nạ mắt khi ngủ giúp não bộ có hiệu suất bộ nhớ vượt trội và sự tỉnh táo cao hơn, giúp tăng khả năng tập trung và phán đoán đưa ra quyết định.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Mất ngủ có liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm.Theo thống kê 90% những người bị mắc bệnh trầm cảm đều gặp vấn đề về giấc ngủ.
- Bảo vệ da: Bịt mắt ngủ hạn chế da vùng mắt tiếp xúc trong không khí lạnh của điều hòa, giúp hạn chế da vùng mắt bị khô, xuất hiện nếp nhăn.
Khi nào nên sử dụng bịt mắt ngủ?
Miếng che mắt ngủ có thể hữu ích và cần thiết trong những trường hợp sau đây:
- Những người nhạy cảm với ánh sáng
- Người bị chứng mất ngủ mãn tính insomnia
- Khi làm việc ca đêm và phải ngủ bù vào ban ngày
- Thường xuyên đi du lịch
- Phòng ngủ có nhiều ánh sáng nhưng không có rèm che
Tại sao miếng bịt mắt ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn?
Tùy vào nơi bạn sống, ánh sáng nhân tạo có thể là đèn đường, đèn trong phòng ngủ (như ánh sáng từ đồng hồ) hoặc ánh sáng xanh từ điện thoại và các thiết bị điện tử sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nhờ ngăn chặn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn), hoặc ánh sáng mặt trời tiếp xúc với mắt bạn, bịt mắt ngủ có lợi cho giấc ngủ.
Các loại bịt mắt ngủ phổ biến
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại bịt mắt ngủ bạn có thể tham khảo:
- Bịt mắt ngủ gel
- Bịt mắt ngủ có nước
- Bịt mắt mát xa
- Bịt mắt ngủ 3D
- Bịt mắt ngủ vải.
Đeo bịt mắt ngủ có hại không?
Nhiều người phân vân có nên dùng bịt mắt khi ngủ do lo lắng nó ảnh hưởng tới da. Bạn có thể cân nhắc những tác động của bịt mắt đối với da sau:
- Chất liệu vải có ảnh hưởng lớn tới da: Vải tổng hợp ma sát nhiều trên da có thể dẫn đến việc tạo ra các nếp nhăn, vết hằn trên da. Vì vậy bạn nên lựa chọn chất lượng vải tốt như lụa để hạn chế tình trạng này trên da
- Tuy nhiên trong trường hợp da bị mụn trứng cá, bạn cần lưu ý nên lựa chọn miếng bị mắt ngủ làm từ 100% các nguyên liệu tự nhiên, thoáng khí như bông hoặc lụa, và thường xuyên giặt sạch với bột giặt không có mùi hương và cồn.
Để nâng cao chất lượng lối sống lành mạnh, chúng ta luôn cần giấc ngủ ngon và sâu. Bạn có thể lựa chọn sử dụng bịt mắt ngủ nếu ánh sáng đang ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp có nên sử dụng bịt mắt ngủ không để cải thiện giấc ngủ của mình.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.