Dị ứng da: Các loại dị ứng và tác nhân gây ngứa ai cũng cần biết

Dị ứng da có nhiều loại, triệu chứng dị ứng ở mỗi người cũng khác nhau. Đây là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Cùng tìm hiểu một số loại dị ứng da và tác nhân dị ứng phổ biến thường gặp trong bài viết nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Phạm Thị Hải Yến, chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Định nghĩa dị ứng da

Hầu hết bất kỳ ai trong chúng ta đều sẽ có một thời điểm nào đó xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là dị ứng da. 

Đây là một tình trạng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc hoặc tiếp nhận một ngoại chất và cho rằng chất đó gây nguy hiểm. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ kích thích phản ứng một cách thái quá, giải phóng kháng thể và gây ra các triệu chứng dị ứng như phát ban hoặc sưng tấy trên da.

2. Các loại dị ứng da phổ biến

2.1 Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất hoặc phản ứng dị ứng với nó. Phát ban không lây nhiễm nhưng có thể rất khó chịu.

Dị ứng da chủ yếu do tiếp xúc với các tác nhân kích thích dị ứng

Nhiều chất có thể gây ra phản ứng này, chẳng hạn như mỹ phẩm, nước hoa, đồ trang sức và thực vật. Phát ban thường xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc.

2.2 Nổi mề đay

Mày đay là tình trạng da nổi ban đỏ dạng sẩn phù, sung huyết kèm ngứa. Mề đay có thể xuất hiện do da tiếp xúc với chất gây dị ứng, hoặc phản ứng với vết côn trùng cắn, khi dùng thuốc hoặc một số loại thực phẩm. Nó có xu hướng xuất hiện bất ngờ và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

2.3 Bệnh chàm

Bệnh chàm còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da cơ địa. Đây là một tình trạng viêm da mãn tính và thường xảy ra từ khi còn nhỏ. 

Bệnh chàm gây ra tình trạng da ngứa, đỏ, khô và nứt nẻ. Một số yếu tố dẫn đến viêm da cơ địa bao gồm: lông động vật, các sản phẩm tẩy rửa và bụi.

3. Các tác nhân gây ra dị ứng da

Tác nhân gây ngứa rất đa dạng, và theo khoa học kiểm chứng, hiện nay có đến hơn 3,700 chất gây dị ứng da tiềm ẩn. Chúng ta sẽ liệt kê ra một vài tác nhân phổ biến nhất

3.1 Độc trong cây thường xuân, cây sồi

Lá từ các loại cây kể trên khi bị rách sẽ tiết ra một chất dầu gọi là Urushiol, khi tiếp xúc với da có thể gây ra mẩn đỏ ngứa, kèm theo vết sưng tấy hoặc mụn nước. 

Cách xử lý phổ biến là dùng kem thuốc Calamine, bột yến mạch hoặc kem bôi da Hydrocortisone. Tuy nhiên, nếu phản ứng nghiêm trọng hoặc nếu lỡ hít phải khói từ việc đốt lá cây, mọi người nên liên hệ với bác sĩ.

3.2. Chất niken

Niken được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, từ làm đồ trang sức, thắt lưng, gọng kính cho đến kẹp giấy. Niken cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng da. 

Hầu như bất kì ai cũng có nguy cơ bị dị ứng bởi niken, từ nhà tạo mẫu tóc, nhân viên bán lẻ, người cung cấp thực phẩm, dọn dẹp nhà cửa hoặc làm công việc tiếp xúc với kim loại.

Niken được sử dụng trong đồ trang sức có thể gây ra dị ứng khi tiếp xúc

Không có cách nào điều trị dứt điểm dị ứng Niken, do đó người dị ứng chỉ có thể ngưng sử dụng những thứ có chất đó. 

Một mẹo để tránh dị ứng niken là dùng sơn móng tay sơn một lớp lên đồ trang sức. Điều này sẽ tạo ra sự ngăn cách giữa niken và da.

3.3. Mủ hoặc cao su cũng là tác nhân gây dị ứng da

Nhựa từ cây cao su khi trộn với các hóa chất khác sẽ tạo thành các sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày, như găng tay cao su, cục tẩy, bóng bay, hay thậm chí là bao cao su. 

Tác nhân này thường gây ra phản ứng dị ứng da nhẹ, chẳng hạn như phát ban trên tay khi tháo găng. Tuy vậy, dị ứng cao su cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng sốc phản vệ và có thể dẫn tới tử vong. Nhân viên chăm sóc sức khỏe thường là nhóm đối tượng dễ dị ứng cao su nhất vì phải luôn sử dụng bao tay cao su.

3.4. Các loại quần áo

Phát ban trên da sau khi mặc một chiếc áo sơ mi, đi giày hoặc đi tất rất có thể trong thuốc nhuộm hoặc các hóa chất khác được dùng để xử lý vải áo gây ra dị ứng da. Một số trường hợp dị ứng còn do sợi vải, do đó để tránh dị ứng, hãy giặt quần áo mới trước khi mặc. 

Một số trường hợp quần áo cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng da

3.5. Chất bảo quản

Paraben và một số chất giải phóng formaldehyde thường được sử dụng để bảo quản mỹ phẩm lâu hơn. Các chất bảo quản thường được ghi trên nhãn và bảng thành phần, bao gồm: Bronopol, Diazolidinyl Urê, Isothiazolinone, PABA và Quaternium-15. 

Chất bảo quản thường được tìm thấy trong dầu gội và dầu xả, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lotion, các loại đồ trang điểm, thuốc nhuộm tóc hoặc hình xăm dán. Mọi người cần ngưng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào gây dị ứng.

3.6. Hoạt chất Fragrance (hương liệu)

Đây là một loại hoạt chất dùng trong sản xuất nước hoa, chất khử mùi và xà phòng. Tác nhân này khá khó để nhận ra, vì những thành phần cụ thể không thường được viết đầy đủ trên nhãn hiệu. 

Ngay cả các sản phẩm không mùi, không gây dị ứng cũng vẫn có thể chứa hương liệu. Những người hành nghề xoa bóp hoặc vật lý trị liệu có xu hướng bị dị ứng da với hoạt chất này nhiều hơn so với những người khác.

4. Xét nghiệm chẩn đoán viêm da tiếp xúc tại Vinmec

Patch Test, còn được biết đến với tên gọi Test áp da, là phương pháp kiểm tra dị ứng bằng cách áp các dị nguyên đã được chuẩn bị sẵn lên vùng da không tổn thương. 

Mỗi dị nguyên được áp dụng trên một khu vực da riêng biệt. Sau khoảng thời gian 48 hoặc 96 giờ, nếu có các dấu hiệu dị ứng xuất hiện tại khu vực tiếp xúc, người bệnh được chẩn đoán là có dị ứng với dị nguyên đó. 

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng phổ biến, do phản ứng với nhiều tác nhân khác nhau như nước hoa, mỹ phẩm, thuốc, và hóa chất. Điều này thường xảy ra do người bệnh có cơ địa nhạy cảm và tiền sử phản ứng với các chất này. 

Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc là tránh xa những dị nguyên gây kích ứng. Tuy nhiên, thách thức nằm ở chỗ nhiều người không biết mình dị ứng với chất nào. Trong trường hợp này, Patch Test chính là phương pháp lý tưởng giúp xác định chính xác tác nhân dị ứng, từ đó giúp bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nhìn chung, dị ứng da là một tình trạng khá phổ biến, có thể bắt nguồn từ nhiều tác nhân khác nhau. Nếu dị ứng kéo dài hơn vài tuần, bệnh nhân hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo