Dị ứng nặng hơn vào ban đêm: Nguyên nhân và cách cải thiện

Dị ứng nặng hơn vào ban đêm xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh. Vậy tại sao dị ứng lại nặng hơn vào ban đêm? Hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Vũ Thị Mai, chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Các yếu tố dẫn đến dị ứng nặng hơn vào ban đêm

Có nhiều yếu tố khiến các triệu chứng dị ứng nặng hơn vào ban đêm, bao gồm:

1.1. Nhịp sinh học

Nhịp sinh học hằng ngày của cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác nhau của cơ thể, trong đó bao gồm cách hệ thống miễn dịch phản ứng với các dị vật gây dị ứng. Do đó, các triệu chứng dị ứng có thể bùng phát nặng vào ban đêm vì những thay đổi tự nhiên trong hoạt động miễn dịch.

1.2. Môi trường sống

Môi trường sống xung quanh là một trong những yếu tố nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Mạt bụi, lông động vật và nấm mốc tồn tại trong ga giường, thảm hay đồ nội thất có thể làm tăng triệu chứng dị ứng ở người bệnh.

Bên cạnh đó, lượng phấn hoa thường cao nhất vào cuối đêm và đầu sáng, khiến người dị ứng phấn hoa gặp thêm nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng dị ứng nặng hơn vào ban đêm. 

Bệnh nhân cần loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong không gian sống để hạn chế tình trạng dị ứng nặng thêm.

1.3. Tư thế ngủ

Một số tư thế ngủ sẽ làm tăng tình trạng nghẹt mũi do chất nhầy ở mũi chảy xuống sau họng, gây ho, sụt sịt và đau họng. Kết quả, tình trạng này gây khó khăn trong việc thở, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc.

2. Những triệu chứng khi bị dị ứng vào ban đêm

Các triệu chứng dị ứng vào ban đêm ở mỗi người sẽ có khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào loại dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Đau họng
  • Sụt sịt
  • Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt
  • Ho và khò khè

Các triệu chứng dị ứng có thể khiến bệnh nhân gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng khó tập trung hoặc buồn ngủ quá mức khi thức dậy. 

Các triệu chứng dị ứng nặng hơn vào ban đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.

3. Mối liên hệ giữa tình trạng dị ứng ban đêm và chứng ngưng thở khi ngủ

Dị ứng nặng vào ban đêm làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ gây mất ngủ. Tình trạng nghẹt mũi và viêm nhiễm từ dị ứng làm đường hô hấp hẹp lại, khiến người bệnh thở khó khăn hơn.

Các nghiên cứu cho rằng, viêm mũi dị ứng tăng nguy cơ gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, tiểu tiện không tự chủ, ngưng thở do nghẹt mũi và ngáy.

4. Phương pháp điều trị dị ứng vào ban đêm

Để quản lý tình trạng dị ứng nặng hơn vào ban đêm hiệu quả, người bệnh cần có phương pháp điều trị toàn diện. Dưới đây là một số gợi ý để giảm thiểu tình trạng dị ứng, cải thiện chất lượng giấc ngủ:

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng khỏi phòng ngủ: Sử dụng vỏ bọc chống dị ứng cho gối đệm để giảm tiếp xúc với mạt bụi và lông thú cưng. Giặt chăn ga thường xuyên bằng nước nóng để loại bỏ các chất gây dị ứng, lau chùi sàn nhà và thảm hàng tuần. Tránh cho thú cưng vào phòng ngủ.
  • Đóng cửa sổ, ngăn phấn hoa xâm nhập vào phòng.
  • Sử dụng máy lọc không khí hiệu suất cao: Cân nhắc sử dụng bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA) để loại bỏ chất gây dị ứng trong không khí.
  • Sử dụng máy hút ẩm: Duy trì độ ẩm trong nhà dưới 50%, đặc biệt là phòng ngủ. Nếu có phòng tắm trong phòng, hãy mở máy trong vòng 15 đến 20 phút sau khi tắm.
  • Rửa mũi: Làm sạch đường hô hấp trước khi đi ngủ với nước muối sinh lý.
  • Thuốc dị ứng: Thuốc kháng histamin và thuốc điều trị nghẹt mũi có thể giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Tư thế ngủ tốt nhất cho người dị ứng: Nâng cao phần trên của cơ thể bằng một chiếc gối phụ hoặc sử dụng giường có thể điều chỉnh để giảm nghẹt mũi, đồng thời giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, một số người bệnh có xu hướng nằm ngửa để mặt tránh tiếp xúc với gối, điều này lại làm chảy dịch mũi sau. 
Tránh cho thú cưng vào phòng ngủ để giảm tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

5. Các trường hợp cần đến bác sĩ

Nếu tình trạng dị ứng vào ban đêm vẫn tiếp tục diễn ra dù đã thực hiện nhiều biện pháp, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm dị ứng để xác định tác nhân kích thích cụ thể, từ đó đề xuất các kế hoạch điều trị phù hợp.

Liệu pháp miễn dịch dị ứng là một trong các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ chất kích thích dị ứng đã được xác định và kiểm soát, dần dần làm giảm độ nhạy cảm của hệ miễn dịch.

Tình trạng dị ứng nặng hơn vào ban đêm có nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng dị ứng ban đêm bằng các biện pháp giảm thiểu chất gây dị ứng trong nhà, sử dụng máy lọc không khí và xem xét dùng thuốc dị ứng khi cần thiết. Các bệnh nhân dị ứng trong thời gian dài nên đến bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo