Dị ứng xà phòng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng xà phòng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ cao bị dị ứng hơn. Đọc bài viết để hiểu rõ hơn về bệnh và cách xử lý kịp thời để phòng tránh các rủi ro khó lường. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Vũ Thị Mai, chuyên ngành Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Vinmec Times City.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng xà phòng

Dị ứng xà phòng là một dạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp, còn được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng. Thống kê cho thấy, có hơn 5% dân số thế giới mắc phải tình trạng này.

Với những người có làn da bình thường, việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa không gây ra phản ứng gì trên da, bởi xà phòng chứa lượng chất hóa học ở mức an toàn và không gây hại.  

Tuy nhiên, đối với những người có làn da mẫn cảm, hệ thống miễn dịch nhận diện xà phòng là chất gây hại và phản ứng bằng cách phóng ra các chất hóa học, gây kích ứng da như sưng, đỏ, ngứa. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp dị ứng với mùi hương và thành phần khác trong xà phòng.

Những người bị dị ứng xà phòng thường gặp các triệu chứng như da bị ngứa, khô, sưng, đỏ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau vài giờ nhưng có thể để lại hậu quả như da dày sừng, bong tróc hoặc thậm chí là da sạm màu. 

Những người bị dị ứng xà phòng thường gặp triệu chứng như da bị đỏ.

2. Các thành phần trong xà phòng có thể gây dị ứng

2.1 Sodium lauryl sulfate

Sodium lauryl sulfate là một thành phần phổ biến được sử dụng trong xà phòng và dầu gội đầu, vì đây là chất tẩy rửa có khả năng phân huỷ dầu mỡ. Mặc dù chất tẩy rửa này loại bỏ chất nhờn tốt, nhưng sodium lauryl sulfate cũng gây tổn thương cho lớp dầu tự nhiên, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.  

Khi lớp dầu tự nhiên này bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất dị ứng khác xâm nhập vào da. Nếu một người tiếp xúc với các yếu tố này quá nhiều, thì có thể xuất hiện phản ứng với các chất không gây dị ứng trước đó.

2.2 Chất tạo hương thơm (Fragrance)

Fragrance (hương thơm) là một hóa chất tổng hợp, được sử dụng để tạo mùi hương như hương hoa, trái cây hoặc các mùi dễ chịu khác. Mặc dù không có tác dụng làm sạch da, fragrance là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất .

Fragrance là một hỗn hợp phức tạp chứa este, aldehyde, rượu và các hóa chất khác, giúp tạo ra mùi hương cho xà phòng. Hương thơm nhân tạo được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về da như nổi phát ban, viêm da, bệnh chàm, và các dạng kích ứng da khác. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị dị ứng xà phòng, có khả năng nguyên nhân là do sản phẩm chứa hợp chất này.

2.3 Paraben

Paraben từ lâu đã được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản nhân tạo trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cơ thể. Bên cạnh việc gây ra phản ứng dị ứng da ở một số người, paraben còn có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và các loại ung thư liên quan đến nội tiết tố khác như ung thư buồng trứng.

3. Triệu chứng dị ứng xà phòng

Nếu da tay có phản ứng dị ứng với một số xà phòng cụ thể, có thể bệnh nhân đang gặp phải một trong hai loại viêm da: viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc kích ứng.

3.1 Viêm da tiếp xúc kích ứng  

Các phản ứng dị ứng thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong vài phút hoặc vài giờ. Những triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng bao gồm:

  • Vùng da nổi phát ban.
  • Da bị ngứa.
  • Da khô và nứt nẻ.
  • Da bong tróc hoặc sưng tấy.
  • Cảm giác nóng khi tiếp xúc.
  • Đau đớn hoặc khó chịu.

3.2 Viêm da tiếp xúc dị ứng  

Thực tế, tình trạng dị ứng xà phòng hiếm khi là do viêm da tiếp xúc dị ứng. Khi gặp phải loại viêm da này, người bệnh thường trải qua các dấu hiệu như nổi phát ban ngứa trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi tiếp xúc. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sưng mặt, sưng môi và khó thở. 

Tình trạng dị ứng xà phòng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như sưng môi.

4. Cách điều trị

4.1 Trường hợp dị ứng nhẹ

Trong những trường hợp dị ứng xà phòng ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, hoặc nổi mụn nước. Thông thường, những phản ứng này không gây tổn thương nghiêm trọng cho da và sẽ biến mất nhanh chóng.

Cách xử lý:

  • Ngay khi có dấu hiệu kích ứng trên da, hãy rửa sạch với nước nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn xà phòng. Đặc biệt, cần chú ý rửa kĩ ở các khu vực có nếp gấp hoặc phần móng tay, nơi mà xà phòng có thể dễ dàng bám vào.
  • Để giảm ngứa và cảm giác đau rát, người bệnh có thể chườm lạnh hoặc ngâm da vào nước lạnh trong khoảng 10 – 15 phút. Nhớ bọc một lớp vải lên đá trước khi áp trực tiếp lên da để tránh làm tổn thương da.
  • Khi cảm giác ngứa qua đi, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để cung cấp độ ẩm cho da khô và da bị bong tróc. Hãy tìm hiểu về sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho da nhạy cảm để sẵn sàng xử lý các tình huống không mong muốn.
  • Tránh tiếp xúc với các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây kích ứng trong thời gian này. 
Ngay khi có dấu hiệu kích ứng trên da, hãy rửa sạch với nước nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn xà phòng.

4.2 Trường hợp dị ứng nặng

Nếu ai đang cảm thấy bản thân gặp phải dấu hiệu dị ứng xà phòng nghiêm trọng, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để nhận được sự hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ sẽ tùy chỉnh phương pháp điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc bôi: Kem hydrocortisone thường được chỉ định để làm giảm các triệu chứng dị ứng xà phòng. Công dụng làm dịu da nhanh chóng của kem giúp cải thiện cảm giác không thoải mái mà bệnh nhân đang trải qua. Ngoài ra, các loại thuốc corticosteroid cũng có thể được sử dụng để giảm viêm và ngăn chặn phản ứng dị ứng trên da.
  • Thuốc uống: Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, các loại thuốc uống như corticosteroids hoặc thuốc kháng histamin có thể được kê đơn để kiểm soát tình trạng viêm, ngăn chặn phản ứng miễn dịch dưới da.
  • Thuốc tiêm: Trong một số trường hợp cấp tính, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc tiêm để điều trị ngay lập tức và nhanh chóng cải thiện tình hình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo