Điểm khác nhau giữa ung thư dạ dày và loét dạ dày

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày và loét dạ dày thường bị nhầm lẫn. Cả hai bệnh đều cần được điều trị y tế kịp thời. Chính vì thế, ngay khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác bản thân mắc phải tình trạng nào để có hướng điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu về hai bệnh trong bài viết sau!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của TS. BS Lê Tấn Đạt – Bác sĩ Nội Ung bướu – Trưởng Đơn nguyên Nội Ung bướu – Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Ung thư dạ dày và loét dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là khi tế bào ung thư phát triển trong dạ dày, tạo thành các khối u, có thể xâm lấn xung quanh và di căn sang các cơ quan lân cận như hạch bạch huyết, gan, xương, phổi.  

Trong khi đó, loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do axit dịch vị, tạo thành các vết loét. Nếu loét tồn tại quá lâu mà không được điều trị, sẽ tăng nguy cơ về việc phát triển ung thư dạ dày tại vị trí tổn thương đó.

Ung thư dạ dày và loét dạ dày cùng các tình trạng tiêu hóa khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và dễ gây nhầm lẫn. Triệu chứng ban đầu của bệnh loét dạ dày thường là cảm giác đau rát ở gần giữa bụng, bệnh nhân thường có cảm giác đau nặng hơn sau khi ăn.  

Triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày có thể là đau bụng, nôn ra máu, nôn muộn sau ăn, hoặc sụt cân bất thường. Nhiều trường hợp đau bụng mơ hồ (thường đau vùng thượng vị) mà không kèm các triệu chứng khác như sụt cân có thể gặp trong bệnh cảnh loét dạ dày lẫn ung thư dạ dày.  

2. Chẩn đoán ung thư và loét dạ dày ra sao?

Các chuyên gia y tế có thể giúp bệnh nhân phân biệt loét dạ dày và ung thư dạ dày chính xác thông qua các phương pháp chẩn đoán như:

  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng (và sinh thiết nơi nghi ngờ)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Xét nghiệm dấu ấn sinh học bằng cách sử dụng mẫu sinh thiết.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm hơi thở urea.
  • Xét nghiệm phân.

3. Phân biệt ung thư dạ dày và loét dạ dày

Ung thư dạ dày hiếm khi gây ra triệu chứng ở giai đoạn sớm. Hầu hết các loại ung thư được phát hiện khi chúng đã phát triển to hơn hoặc di căn sang các mô khác. Cả loét dạ dày và ung thư dạ dày đều có đặc điểm chung là xuất hiện các cơn đau bụng khó chịu.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư dạ dày và loét dạ dày

Theo các chuyên gia, các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày bao gồm:

  • Sụt cân.
  • Mất vị giác.
  • Cảm giác no nhanh.
  • Đau bụng âm ỉ mơ hồ, thường ở vùng trên rốn (thượng vị).
  • Ở phần phía trên nút rốn thường cảm thấy không thoải mái.
  • Chứng ợ nóng hoặc tiêu hóa kém.
  • Bụng căng, đôi khi bụng lại xẹp lõm, hoặc có u bụng sờ được. Một số trường hợp bệnh nhân vào trong bệnh cảnh cấp cứu do u bị thủng gây viêm phúc mạc (thủng tạng rỗng).
  • Máu trong phân.
  • Buồn nôn, nôn thức ăn cũ (nôn muộn sau ăn0, có thể nôn ra máu.
  • Cảm thấy yếu hay mệt mỏi do thiếu máu.
  • Vàng da nếu ung thư đã lan sang gan. 
Cảm thấy mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.

Trong khi đó, triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là cảm giác đau rát, đau âm ỉ ở bụng. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có xu hướng đau nặng hơn sau khi ăn. Các triệu chứng ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Ợ nóng, khó tiêu.
  • Ăn không ngon, chán ăn.
  • Buồn nôn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

5. Loét dạ dày có thể biến thành ung thư dạ dày không?

Hầu hết tình trạng loét dạ dày không phải là ung thư, nhưng vẫn có một số trường hợp loét mạn tính có khả năng biến chuyển thành ung thư. Theo nghiên cứu cho thấy, trong số các tình trạng loét dạ dày được chẩn đoán bằng nội soi thì tỷ lệ ung thư chiếm từ 2.4% đến 21%.

Trong một nghiên cứu năm 2018 với 111 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 37.8% trường hợp loét dạ dày với kích thước lớn trở thành ung thư. Loét dạ dày được xem là lớn khi những vết loét có đường kính lớn hơn 3 centimet.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu năm 2022, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có tiền sử loét dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn hơn 3 lần so với những người không có tiền sử loét dạ dày.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter (H.) pylori là một yếu tố nguy cơ gây ra cả ung thư và loét dạ dày. Phần lớn các trường hợp ung thư biểu mô tuyến do vi khuẩn H.pylori và vi khuẩn này cũng gây ra 70-90% các trường hợp loét dạ dày.  

6. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày và loét dạ dày

6.1. Các phương pháp điều trị loét dạ dày

Loét dạ dày có thể dẫn đến tình trạng chảy máu gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp lại có tình trạng thủng ở vị trí ổ loét, gây viêm phúc mạc cần điều trị cấp cứu (phẫu thuật)

Nếu được điều trị sớm, hầu hết các vết loét dạ dày thường lành trong vòng vài tháng. Thậm chí, một số vết loét dạ dày nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị.

Việc điều trị loét dạ dày có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết người mắc bệnh loét dạ dày đều do vi khuẩn H. pylori. Bệnh nhân thường được khuyến nghị sử dụng kháng sinh và một chất ức chế bơm proton (PPI) để điều trị căn bệnh này. PPI và các chất ức chế thụ thể H2 để giảm lượng axit dạ dày trong cơ thể.  

Các loại kháng sinh được kê đơn nhiều nhất bao gồm:

  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Metronidazole

Một số ít trường hợp, bệnh nhân loét dạ dày có thể cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân cần xây dựng một lối sống lành mạnh trong suốt quá trình điều trị, bao gồm:

  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia.
  • Giảm thiểu tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng.
  • Hạn chế căng thẳng.
  • Không sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). 
Người bệnh dạ dày nên hạn chế hút thuốc

6.2. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Thông thường các bác sĩ chỉ phương pháp điều trị cho ung thư dạ dày phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tuổi của bệnh nhân.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể, bệnh kèm theo.
  • Giai đoạn của ung thư.
  • Loại ung thư (như: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô thể thâm nhiễm, u lym phô, u mô đệm GIST,…).

Các phương pháp chính điều trị ung thư dạ dày:

  • Phẫu thuật.
  • Hóa trị.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích.
  • Liệu pháp miễn dịch.
  • Xạ trị.
  • Mô thức kết hợp.

Cả ung thư dạ dày và loét dạ dày đều cần điều trị y tế kịp thời. Nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng nào trên đây, cách tốt nhất để biết chắc chắn mắc bệnh gì là đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Hơn nữa, việc phát hiện ung thư dạ dày sớm giúp việc điều trị trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo