Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với mỗi giai đoạn là những triệu chứng riêng biệt. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn mà không gặp phải những biến chứng. Thế nhưng, không ít người nhận thấy triệu chứng bệnh đang thuyên giảm, nhưng sau đó lại chuyển biến xấu đột ngột, dẫn đến tử vong. Điều này làm dấy lên thắc mắc sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

Để có được câu trả lời cho vấn đề sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Bác sĩ Hoa.

Các giai đoạn sốt xuất huyết và triệu chứng tương ứng

Sốt xuất huyết là căn bệnh gây ra bởi virus Dengue thông qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti mang mầm bệnh. Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu đột ngột sau thời gian ủ bệnh thông thường từ 5-7 ngày nhiễm vi trùng và diễn biến theo 3 giai đoạn với những dấu hiệu sốt xuất huyết đặc trưng:

1. Giai đoạn sốt

Giai đoạn đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng như sốt (và thường là sốt cao), dẫn đến mất nước. Các cơn đau cũng có thể xuất hiện, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp.

Các biểu hiện xuất huyết thường nhẹ trong giai đoạn này. Người bệnh có thể nổi các nốt ban đỏ, và một vài trường hợp có thể bị xuất huyết nhẹ gây chảy máu cam, chảy máu nướu răng…

Đọc thêm

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Hướng dẫn gội đầu đúng cách

2. Giai đoạn nguy kịch

sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi lại tử vong

Bước vào giai đoạn hai, triệu chứng sốt giảm dần, thậm chí có thể là hết hẳn. Hầu hết bệnh nhân cải thiện về mặt lâm sàng trong giai đoạn này nên có không ít người bệnh nhầm lẫn là bản thân đã khỏe. Thế nhưng, theo các chuyên gia sức khỏe, đây lại là giai đoạn nguy kịch vì một số bệnh nhân có thể bị rò rỉ huyết tương ra ngoài mạch máu, với số lượng lớn gây ra tình trạng sốc, trong vòng vài giờ, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết trở nặng do tính thấm thành mạch tăng rõ rệt. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, li bì, không muốn ăn uống.

Các trường hợp nặng có thể xuất huyết nghiêm trọng, bao gồm nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu cam thường xuyên. Lúc này, nếu không được cấp cứu kịp thời, nếu tình trạng sốc sốt xuất huyết xảy ra có thể khiến bệnh nhân bị viêm gan, viêm cơ tim, viêm tụy và viêm não… và làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó, mà nhiều người không hiểu sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong là do đâu. 

3. Giai đoạn phục hồi

Khi tình trạng rò rỉ huyết tương giảm, người bệnh bước vào giai đoạn hồi phục và bắt đầu tái hấp thu dịch truyền tĩnh mạch. Lúc này, các nốt ban sẽ không nổi thêm, vết ban cũ mờ dần, người bệnh cảm thấy bớt khó chịu, mệt mỏi, thay vào đó là cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng.

Đọc thêm

Sốt xuất huyết có được tắm không? Cách tắm đúng khi bị sốt xuất huyết

Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi lại tử vong

Trên thực tế, nhiều người bị sốt xuất huyết cảm thấy cơ thể dường như đã ổn định, nhưng sau đó lại chuyển biến xấu. Người nhà của bệnh nhân cũng nhận thấy các triệu chứng lâm sàng của người bệnh đã thuyên giảm đáng kể, nhưng chỉ trong vài giờ, bệnh tiến triển nặng gây tử vong đột ngột. Điều này dẫn đến băn khoăn: Sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

Lời đáp của vấn đề này nằm ở quá trình diễn tiến của bệnh sốt xuất huyết. Thực ra, hiện tượng sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong không xảy ra, mà chỉ là sự nhầm tưởng của người bệnh và người nhà về diễn tiến của bệnh. 

Khi bị sốt xuất huyết, giai đoạn nguy kịch tương ứng với khoảng thời gian từ 3-7 ngày sau khi bị sốt kể từ ngày đầu tiên mới là lúc bệnh tình nguy hiểm hơn bao giờ hết, cần đề cao cảnh giác. Đây cũng là giai đoạn các biến chứng bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.

Thế nhưng, vì lúc này, triệu chứng sốt của bệnh nhân đã đỡ hơn rất nhiều, nên hầu như cả người bệnh lẫn người nhà đều cảm thấy yên tâm hơn và cho rằng người bệnh đang bước sang giai đoạn phục hồi. Do đó mà lơ là việc chăm sóc điều trị. 

Ở giai đoạn này, mặc dù các triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt, nhưng sự sụt giảm tiểu cầu đang diễn ra một cách âm thầm bên trong cơ thể của bệnh nhân. Chỉ khi có kết quả xét nghiệm máu mới có thể nhận ra điều này. Vì vậy, nếu như không được theo dõi bằng xét nghiệm máu mỗi ngày, người bệnh có thể trông khỏe mạnh, nhưng thực tế, sốc sốt xuất huyết và những biến chứng khác lại đang “ngấm ngầm” diễn ra rất khốc liệt bên trong. Đây cũng là lý do giải thích cho thắc mắc vì sao sốt xuất huyết khỏe rồi tử vong.

Chỉ đến khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo nặng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam ồ ạt khó cầm, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não… thì người bệnh và người nhà mới biết được rằng bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến nặng. Thật không may, lúc này, tình trạng hạ tiểu cầu đã đến mức báo động, đưa bệnh nhân vào tình thế nguy hiểm.

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị suy đa tạng, chẳng hạn như suy gan, suy tim, suy não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Một khi tình trạng hạ huyết áp phát triển, huyết áp tâm thu giảm nhanh chóng, tình trạng sốc không hồi phục dẫn tới tử vong có thể xảy ra kể cả khi đã được hồi sức tích cực. 

Tóm lại, cần hiểu rằng, đối với bệnh sốt xuất huyết, sốt chỉ là giai đoạn đầu của bệnh. Không phải cứ hết sốt là hết bệnh. Giai đoạn giảm tiểu cầu ở phía sau mới là giai đoạn nguy hiểm, cần chú trọng. Người bệnh và người nhà không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao tiến triển bệnh, nhất là trong giai đoạn nguy kịch như đã đề cập ở trên. 

Đọc thêm

Sốt xuất huyết có bị lại không? Bị mấy lần trong đời, có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết nặng hơn hoặc khỏi bệnh

sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi lại tử vong

Như vậy là bạn đã biết được nguyên nhân một số người bị sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong là do đâu. Đến đây, chắc hẳn không ít người cảm thấy hoang mang, không biết làm sao để phân biệt khi nào sốt xuất huyết tiến triển nặng, khi nào mới là khỏi bệnh thật sự.

Thực tế, việc theo dõi kỹ càng các dấu hiệu của sốt xuất huyết có thể giúp phân biệt bệnh đang nghiêm trọng hơn hay đã bước vào trạng thái phục hồi. Hãy để Bác sĩ Hoa giúp bạn phân biệt hai trường hợp này.

Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nghiêm trọng thường xuất hiện xung quanh thời điểm hạ sốt, bao gồm:

  • Nôn mửa dai dẳng
  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy máu niêm mạc, chẳng hạn như chảy máu nướu, chảy máu mũi, rong kinh, rong huyết, cường kinh…
  • Chảy máu dưới da, có thể trông giống như vết bầm tím
  • Có máu trong phân, nước tiểu, chất nôn…
  • Khó thở, thở nhanh
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Mệt mỏi
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Tích tụ dịch
  • Vùng gan sưng to
  • Da nhợt nhạt và lạnh
  • Yếu ớt
  • Rất khát nước
Những người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, tuyệt đối tránh nhầm tưởng thành hiện tượng người bệnh sốt xuất huyết đã hồi phục.

Sốt xuất huyết được xem là thuyên giảm và bước vào giai đoạn phục hồi khi:

  • Tình trạng huyết động ổn định
  • Nhịp tim có thể chậm, nhưng chỉ là tạm thời
  • Tình trạng lợi tiểu xảy ra khiến người bệnh đi tiểu nhiều, thậm chí là đái dầm
  • Dung tích hồng cầu (HCT) ổn định hoặc có thể giảm
  • Số lượng bạch cầu bắt đầu tăng lên
  • Số lượng tiểu cầu bắt đầu phục hồi
  • Phát ban giai đoạn hồi phục có thể bong vảy và ngứa
  • Các vết ban cũ mờ đi, không nổi thêm nốt ban mới
Sau khi hồi phục, những người bị sốt xuất huyết có thể vẫn cảm thấy mệt mỏi trong vài tuần.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong. Với những người không may mắc bệnh, cần theo dõi kỹ các triệu chứng, không chủ quan, và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo